Cách mạng Thanh toán: Định hướng 2025 và tầm nhìn tương lai

6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam

Thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến từ trước COVID-19. Dưới tác động của đại dịch, xu hướng thanh toán không tiền mặt (TTKTM) tiếp tục bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.

Là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi tại ĐNA, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Tổng giá trị giao dịch của lĩnh vực này được dự báo sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2021 cùng với tốc độ tăng trưởng thường niên dự kiến là 15,7% vào năm 2025. Tuy nhiên, chỉ với 30% số người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam còn dư địa để tăng trưởng cao hơn nữa.

Để các dịch vụ thanh toán điện tử tạo ra tầm ảnh hưởng, trước tiên doanh nghiệp trong ngành cần phải hiểu rõ các xu hướng vĩ mô trên toàn cầu mà đang góp phần định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán. Từ đó làm tiền đề hình thành chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với mọi thách thức tương lai.

6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam

Tài chính toàn diện và niềm tin

Tiền kỹ thuật số

Ví điện tử và siêu ứng dụng

Hệ thống thanh toán

Thanh toán xuyên biên giới

Tội phạm tài chính

Tài chính toàn diện và niềm tin: Hoạt động ngân hàng thuận tiện và dễ tiếp cận hơn

Tài chính toàn diện ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi các thiết bị di động và khả năng tiếp cận các cơ chế thanh toán thuận tiện, giá cả phải chăng. Theo một khảo sát do Visa thực hiện, gần một phần ba người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng ngân hàng số để mua sắm và chuyển khoản.

Nắm bắt cơ hội trên, các ngân hàng Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các công ty fintech, tiếp tục mở rộng sản phẩm và kỹ năng số của mình.

Với mục tiêu tăng cường tài chính toàn diện, vào tháng 3/2021, Chính phủ đã phê duyệt một chương trình thí điểm kéo dài hai năm cho Mobile Money (Ví điện tử viễn thông). Chương trình này nhằm phục vụ đối tượng có điện thoại di động ở các vùng sâu vùng xa mà chưa được tiếp cận và khó tiếp cận với ngân hàng - cho phép người dùng thanh toán các hàng hoá và dịch vụ có giá trị thấp thông qua tài khoản điện thoại di động mà không cần đến ngân hàng truyền thống.

Tiền kỹ thuật số: Phí giao dịch thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán xuyên biên giới

ĐNA đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển của các loại tiền kỹ thuật số. Ấn phẩm "Báo cáo chỉ số phát triển: Cuộc đua tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) - Tâm điểm: Châu Á" đã cho biết dự án CBDC bán lẻ tiên tiến nhất trên thế giới là Bakong của Campuchia. Ra mắt vào năm 2020, dự án Bakong được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện cho người dân Campuchia ở các vùng nông thôn. Giờ đây, họ có thể giao dịch thông qua ví điện tử, thay vì sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng truyền thống. Do các lợi ích được nêu trên, cuộc đua tiến hành thí điểm CBDC và quá trình xây dựng các quy định cần thiết sẽ ngày càng gia tăng trong khu vực.

Việt Nam có thể gia nhập cuộc đua phát triển CBDC cùng các nước trong khu vực. Theo Quyết định 942 mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được giao nhiệm vụ nghiên cứu thí điểm sử dụng 'tiền ảo' trong ba năm tới. Mặc dù chương trình thí điểm vẫn chưa ấn định thời gian cụ thể, động thái của các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam sẽ là tâm điểm trong thời gian tới.

Ví điện tử và siêu ứng dụng: Tiện lợi và nhiều lựa chọn hơn cho người dùng 

Thị trường ví điện tử tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam. Theo một khảo sát gần đây của Visa, 85% người tham gia khảo sát có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán. 71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần.

Với hơn 40 nhà cung cấp ví điện tử, thị trường  Việt Nam được ví như ‘chiếc áo đã chật’ trong vài năm qua. Ba ví điện tử dẫn đầu: Momo, Moca và ZaloPay chiếm 90% thị phần, không còn quá nhiều ‘đất’ cho các nhà cung cấp khác. Mặc dù vậy, các ví điện tử lớn cũng đang gặp khó khăn khi họ không thể hiện được lợi thế cạnh tranh của mình so với các ứng dụng phát triển bởi ngân hàng truyền thống vốn đã bắt kịp các chức năng của ví điện tử. Nhu cầu giành lợi thế cạnh tranh trong tương lai có thể thúc đẩy các nhà cung cấp ví điện tử sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) hàng đầu trong khu vực và địa phương nhằm thống lĩnh thị trường.

Hệ thống thanh toán: Số hoá tương tác và nâng cao chức năng thanh toán

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Khung mã QR quốc gia. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vừa ra mắt VietQR - thương hiệu chung cho dịch vụ thanh toán và chuyển khoản bằng mã QR, được xử lý qua mạng lưới của NAPAS và 14 ngân hàng thành viên, trung gian thanh toán và đối tác trong và ngoài nước.

Về khía cạnh thương mại, các API ngân hàng mở sẽ hỗ trợ thanh toán B2B trong khu vực. Bằng cách cho phép xử lý theo thời gian thực và trao đổi thông tin đa dạng, API ngân hàng mở được kỳ vọng sẽ chuyển đổi cách thức thanh toán thông qua ngân hàng truyền thống và thay đổi cách thực hiện thanh toán B2B ngày nay.

Sự xuất hiện của phương thức “Mua trước, Trả sau” (BNPL) đã đặt ngành thanh toán điện tử lên bệ phóng tăng trưởng. Được định giá khoảng 491,3 triệu USD vào năm 2021, phương thức này được dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2028.

Thanh toán xuyên biên giới: Giao dịch thương mại và bán lẻ theo thời gian thực

Việc các giao dịch xuyên biên giới gia tăng và hành vi tiêu dùng thay đổi đối với thanh toán điện tử và thương mại điện tử đã thúc đẩy lĩnh vực thanh toán mở rộng, hướng tới hệ thống tiện lợi, phổ biến và an toàn.

Ở quy mô ĐNA, ngày 2/6/2021, Việt Nam và Singapore đã thống nhất thành lập nhóm công tác kỹ thuật chung về Đối tác kỹ thuật số, tiến tới ký kết Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số (DEA). Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam thiết lập các khuôn khổ và quy tắc cho giao thương điện tử, từ đó, cho phép các doanh nghiệp trong nước kết nối trực tuyến với các quốc gia trong khu vực như Singapore một cách trơn tru hơn.

Tội phạm tài chính: Cần có biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn trong không gian mạng

Các quốc gia trong khu vực ĐNA phải đối mặt với các nguy cơ đến từ các doanh nghiệp dịch vụ tài chính phi ngân hàng, nhóm mới gia nhập thị trường và cần phải nhanh chóng tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Dựa trên khảo sát của Kaspersky về An ninh CNTT 2020, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam hứng chịu nhiều cuộc tấn công lừa đảo nhất vào khu vực trong năm 2020. Khi nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh mạng hơn và ở mức độ càng tinh vi hơn.

Việt Nam đã tăng thứ hạng trong Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu (GCI) vào năm 2020, đứng thứ 4 trong số 11 nước ASEAN và thứ 7 ở Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiếp tục triển khai các hoạt động củng cố an ninh mạng. Việc tăng cường chia sẻ thông tin liên chính phủ hoặc các mối quan hệ hợp tác giữa tư nhân-nhà nước sẽ cho phép trao đổi thông tin tài chính một cách minh bạch, từ đó, phòng thủ mạnh mẽ hơn đối với tội phạm tài chính.

Sẵn sàng cho tương lai

Doanh nghiệp lĩnh vực thanh toán cần chuẩn bị gì? 

Phục hồi Sáng tạo
Định hình Báo cáo
  • Tận dụng các tiện ích quy trình để xử lý các dịch vụ không khác biệt như ATM

  • Cân nhắc lại về việc phát hành thẻ cứng

  • Ưu tiên ứng dụng công nghệ trong mô hình kinh doanh

  • Đa dạng hóa thành các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng, như dịch vụ bảo vệ dữ liệu

  • Tận dụng công nghệ đám mây để lưu trữ dữ liệu đồng thời đảm bảo an ninh đám mây để đối phó với các rủi ro tiềm tàng (tức là bảo vệ dữ liệu mã hoá, máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu)

  • Đầu tư, mua và triển khai hình thức thanh toán thời gian thực và cho phép hiển thị thông tin phong phú, thay thế hệ thống thanh toán truyền thống  

  • Sử dụng siêu ứng dụng làm kênh phân phối và thu hút khách hàng mới

  • Phát triển các API để mang lại sự đổi mới trong lĩnh vực thanh toán thương mại

  • Tăng cường bảo mật và xác minh cho tất cả người dùng trong và ngoài tổ chức (ví dụ: giới thiệu mô hình Zero Trust)

  • Chia sẻ thông tin xuyên suốt tổ chức về các sự cố gian lận và phân tích dữ liệu về chống rửa tiền (AML), để chống lại tội phạm tài chính

  • Chia sẻ những tiến bộ công nghệ mới nhất trong việc phát hiện và ngăn chặn tội phạm tài chính

  • Báo cáo nhanh sau khi điều tra về các hoạt động đáng ngờ (ví dụ: báo cáo giao dịch theo thời gian thực)

Phục hồi Sáng tạo
Định hình Báo cáo
  • Không áp dụng
  • Cân nhắc lại về trải nghiệm thanh toán của khách hàng. Tạo trải nghiệm đa kênh và tùy chọn kênh liền mạch

  • Đánh giá lại nỗ lực cần thiết khi mang lợi ích của tài chính phi tập trung cho đại chúng

  • Tận dụng công nghệ và kinh nghiệm và tập trung vào ưu tiên của khách hàng - tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu

  • Thiết lập hệ thống hướng tới hiệu quả cao và có khả năng tương tác với các dịch vụ thanh toán khác trên thị trường

  • Tận dụng ngân hàng mở để nâng cấp các dịch vụ và sản phẩm tạo ra giá trị

  • Chia sẻ thông tin về các nhu cầu chưa được đáp ứng của người dùng và xu hướng tiêu dùng

  • Chia sẻ các biện pháp đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu (ví dụ: khuôn khổ quản trị cho sử dụng dữ liệu chặt chẽ hơn)

  • Báo cáo về giải pháp bền vững

Bao gồm ví điện tử và siêu ứng dụng

Phục hồi Sáng tạo
Định hình Báo cáo
  • Tăng cường các tính năng bảo mật trong điện thoại di động để ngăn chặn gian lận, đánh cắp / rò rỉ dữ liệu, phần mềm độc hại (ví dụ: sử dụng xác thực đa yếu tố hoặc công nghệ sinh trắc học để xác thực thanh toán)

  • Kiểm toán định kỳ rủi ro tín dụng cho những khách hàng tham gia vào các dịch vụ huy động vốn

  • Đánh giá tiềm năng của việc chấp nhận và trao đổi CBDC để thúc đẩy việc áp dụng tiền kỹ thuật số

  • Nghiên cứu các xu hướng thanh toán và các đối thủ cạnh tranh để thường xuyên nâng cấp các dịch vụ thanh toán

  • Cân nhắc lại sự thỏa hiệp giữa sự thuận tiện của khách hàng và khả năng tiếp xúc với tội phạm mạng

  • Hợp nhất cơ sở hạ tầng thanh toán, cho phép thực hiện các giao dịch xuyên biên giới với các loại tiền tệ khác nhau

  • Tăng cường cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng thương mại, như mở rộng dịch vụ BNPL cho các SMEs để hỗ trợ tài chính cho chuỗi cung ứng

  • Nâng cao khả năng giám sát giao dịch AML để kiểm tra đa tình huống cùng với việc thay đổi hệ thống thanh toán

  • Chia sẻ các biện pháp bảo vệ dữ liệu người tiêu dùng và người bán

  • Thường xuyên cập nhật về quy định mới và các phương pháp phản hồi kịp thời

 

Phục hồi Sáng tạo
Định hình Báo cáo
  • Cho phép sử dụng các hình thức thanh toán quốc tế mà du khách ưa dùng tại các cửa hàng (ví dụ: AliPay và WeChat Pay)

  • Áp dụng các phương thức tài chính thế hệ mới (tức là BNPL) cho người tiêu dùng

  • Chuyển đổi từ mã QR tĩnh sang mã QR biến đổi để nâng cao trải nghiệm thanh toán và bảo mật

  • Tái định hình các phương pháp quản lý chi phí của các thanh toán xuyên quốc gia ở mỗi bước của chuỗi giá trị thanh toán

  • Xác định xu hướng thanh toán sắp tới ở nước ngoài và cân nhắc áp dụng những xu hướng đó vào bối cảnh địa phương

  • Giới thiệu các công nghệ mới trong các cửa hàng để cho phép thanh toán không quẹt thẻ và không tương tác (ví dụ: công nghệ cửa hàng không cần thu ngân, thanh toán sinh trắc học)

  • Đầu tư vào các dịch vụ bảo vệ dữ liệu để xử lý thông tin của người tiêu dùng một cách có trách nhiệm

  • Số hóa các khoản thanh toán B2B để tăng tốc các giao dịch thương mại dọc theo chuỗi cung ứng và loại bỏ các quy trình thủ công

  • Triển khai các chiến dịch đào tạo hướng dẫn người tiêu dùng trong việc áp dụng các phương thức thanh toán mới

Một số ví dụ bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ cho người bán, bên thứ ba cung cấp bộ xử lý và thiết bị đầu cuối.

 

Phục hồi Sáng tạo
Định hình Báo cáo
  • Điều chỉnh phí trên mỗi giao dịch một cách hợp lý cho các SMEs

  • Cung cấp các dịch vụ thanh toán tích hợp đa kênh cho các giao dịch B2C và B2B

  • Tăng cường khả năng phòng thủ an ninh mạng vì các tổ chức thanh toán là mục tiêu tấn công với nguồn dữ liệu phong phú

  • Đánh giá sự phát triển trong ngành, hành vi thanh toán của người tiêu dùng và khoảng trống trong các công cụ xử lý hiện tại để đổi mới các công cụ thanh toán, nhằm mang lại trải nghiệm không quẹt thẻ dễ dàng hơn (ví dụ: công nghệ sinh trắc học)

  • Nhìn nhận lại về tội phạm mạng: Đây là sự kết hợp của an ninh mạng và gian lận

  • Nâng cấp hệ thống, cho phép sử dụng các phương pháp xác thực khác và tạo mã QR biến động

  • Phát triển công nghệ để hỗ trợ các cơ hội mới nổi như CBDC

  • Phát triển một mô hình hoạt động toàn diện được tích hợp dữ liệu về hiểm hoạ mạng, góp phần hỗ trợ quá trình kiểm tra gian lận / an ninh mạng / AML hiệu quả và an toàn hơn.

  • Báo cáo về các hoạt động đảm bảo an ninh dữ liệu (tức là phương pháp lưu trữ, xử lý và truyền dữ liệu)

  • Báo cáo về các biện pháp và tiến độ trong việc hỗ trợ phát triển tài chính tài diện cho người bán.

Nội dung trên nhằm mang lại thông tin tổng quát về một số vấn đề đang được quan tâm, không được xem như ý kiến tư vấn cụ thể. Quý vị không nên đưa ra quyết định dựa trên thông tin có trong ấn phẩm này mà không có lời khuyên chuyên môn cụ thể. 

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Hide