Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam

Khảo sát của PwC Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng số



 



89%

tin rằng tự động hóa mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Tuy nhiên, 45% cũng bày tỏ lo ngại về việc tự động hóa khiến công việc gặp rủi ro.

90%

tin rằng công nghệ sẽ thay đổi công việc hiện tại của họ trong 6-10 năm, trong khi 83% tin rằng tác động này sẽ diễn ra sớm hơn.

84%

sẵn sàng học các kỹ năng mới ngay bây giờ hoặc đào tạo lại hoàn toàn để cải thiện khả năng tuyển dụng trong tương lai.

55%

cho biết trách nhiệm nâng cao kỹ năng số nằm ở các cá nhân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chính phủ có thể đóng những vai trò quan trọng trong việc giải quyết khoảng cách về kỹ năng lao động.

Lời mở đầu

Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kỹ năng toàn cầu. Trong những năm gần đây, công nghệ đã và đang phát triển với tốc độ chóng mặt, dẫn đến sự thiếu hụt nhân tài đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra bởi các công việc mới trong nền kinh tế số. Sự phát triển của tự động hóa cũng đang thay đổi cách thực hiện công việc và khiến việc làm trong các ngành gặp rủi ro. Đại dịch COVID-19 tiếp tục thúc đẩy các xu hướng trên và mở rộng khoảng cách kỹ năng giữa lực lượng lao động hôm nay và tương lai.

Liệu người Việt đã sẵn sàng đối mặt với thế giới số?

Người lao động Việt Nam có cảm thấy họ được trang bị các kỹ năng liên quan cần thiết để giúp họ làm việc cùng với công nghệ không? Thông qua cuộc khảo sát từ ngày 12/11/2020 đến ngày 27/12/2020, chúng tôi đã thu được 1146 phản hồi. Và trong báo cáo này, chúng tôi xin được chia sẻ những kết quả chính từ cuộc khảo sát.

Tải báo cáo

Mức độ sẵn sàng kỹ năng số được xác định bằng mức độ phát triển nguồn nhân lực cần thiết để xây dựng một lực lượng lao động có khả năng sử dụng và tạo ra công nghệ mới.

Chỉ số sẵn sàng về kỹ thuật số toàn cầu của Cisco năm 2019

Kết quả chính

Người Việt Nam suy nghĩ gì về công nghệ?

Công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn rủi ro: Việt Nam lạc quan hơn so với các nước khác.

  • 85% người được hỏi nói rằng công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Mức độ lạc quan này cũng cao hơn mức trung bình toàn cầu (50%).
  • 89% nói rằng họ có cảm nhận tích cực về vai trò của công nghệ đối với công việc của họ, cao hơn mức trung bình của toàn cầu (61%).

Người Việt Nam tin rằng công nghệ sẽ có lợi cho sự nghiệp tương lai của họ.

  • 90% người được hỏi cho rằng sự phát triển công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của họ trong tương lai. Mức độ lạc quan này cao hơn mức toàn cầu (60%).

Tuy vậy, họ cũng có những lo ngại xung quanh vấn đề đảm bảo việc làm.

  • 45% người được hỏi chia sẻ sự lo lắng rằng tự động hóa sẽ khiến công việc gặp rủi ro.

Công nghệ sẽ thay đổi việc làm như thế nào?

Công nghệ chắc chắn sẽ thay đổi bối cảnh việc làm trong 6-10 năm tới.

  • 90% người được hỏi tin rằng tác động của công nghệ diễn ra trong 6-10 năm. Trong khi đó, 83% đồng ý rằng công nghệ sẽ thay đổi công việc trong 3-5 năm tới.

Tính chất công việc sẽ khác với hiện tại.

  • 45% tin rằng công nghệ sẽ làm việc của họ hơi khác trong tương lai.
  • 38% nói rằng công việc sẽ rất khác (cụ thể là nhiều phần của công việc sẽ được tự động hóa hoặc công việc có thể không tồn tại trong thời gian 10 năm).

Công nghệ sẽ cải thiện năng suất lao động.

  • 97% người được hỏi tin rằng công nghệ sẽ cải thiện hiệu quả công việc của họ.

Người Việt Nam sẽ làm gì để ứng phó với tác động của chuyển đổi số?

Nhu cầu học hỏi mạnh mẽ.

  • 84% nói rằng họ sẽ học các kỹ năng mới ngay bây giờ hoặc đào tạo lại hoàn toàn để cải thiện khả năng được tuyển dụng trong tương lai, cao hơn so với tỷ lệ 77% của toàn cầu.
  • 93% nói rằng họ hiện đang học các kỹ năng mới, trong đó phần lớn nói rằng họ đang tự học.

Mong muốn phát triển về kỹ năng học và ứng dụng công nghệ mới.

  • 43% người được hỏi muốn trở nên thành thạo hơn trong việc học và ứng dụng công nghệ mới.
  • 34% muốn phát triển kiến thức chuyên môn trong các công nghệ cụ thể.

Người Việt Nam cần được hỗ trợ như thế nào?

Doanh nghiệp và chính phủ có thể đóng những vai trò quan trọng trong việc giải quyết khoảng cách kỹ năng.

  • 55% cho rằng cá nhân có trách nhiệm trong việc đào tạo lại kỹ năng.
  • 33% cho rằng đào tạo là trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đang tích cực đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng của người lao động.

  • 88% nói rằng họ được trao cơ hội để cải thiện kỹ năng số trong việc làm của họ.
  • 73% nói rằng họ được trang bị tốt trong việc sử dụng các công nghệ mới tại nơi làm việc.

Nhu cầu làm việc từ xa sẽ gia tăng.

  • 82% chia sẻ rằng họ tin rằng làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn, thậm chí sau đại dịch COVID-19.

Bước tiếp theo?

Các giải pháp cho thách thức nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực cần được phát triển tổng thể ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực. Đây là vấn đề phức tạp cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các lãnh đạo ở cấp chính phủ, nhà giáo dục và các doanh nghiệp.

  • Các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo rằng người dân có kiến thức để tham gia và bản thân họ cũng có kiến thức để thúc đẩy thảo luận về tương lai của công nghệ và luật quy định.
  • Các thể chế, chẳng hạn như hệ thống giáo dục, cần phải tự chuyển đổi số và đồng thời cung cấp các dịch vụ phù hợp cho tương lai.