Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022
Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đã trở thành xu hướng chủ đạo và được công nhận rộng rãi là một phần thiết yếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ESG hiện được xem là mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Khi thực hành đúng, ESG sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn nổi cộm nhất ở thời điểm hiện tại và nắm bắt cơ hội tốt nhất trong tương lai. Tuy nhiên, với phạm vi bao quát rộng, ESG sẽ mang ý nghĩa khác nhau tại mỗi tổ chức. Vì vậy, để nhìn nhận đầy đủ tiềm năng mà ESG đem lại, cần gắn khái niệm này với chiến lược của tổ chức, từ đó cải tiến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, PwC Việt Nam và Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) đã phối hợp thực hiện một cuộc khảo sát từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2022 để tìm hiểu cách thức các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp cận và xử lý (trên thực tế) các vấn đề liên quan đến ESG. Họ đang ở đâu trên hành trình thực hành ESG? Suy nghĩ và cảm nhận của các doanh nghiệp tại Việt Nam về ESG, mức độ cấp thiết của tăng trưởng xanh ra sao? Cần những hỗ trợ gì để thúc đẩy việc thực hành ESG? Đây là những nội dung được đề cập trong báo cáo đầu tiên về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022.
ESG là bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp* trong quá trình vận hành công ty. ESG đóng vai trò như kim chỉ nam giúp các bên liên quan hiểu rõ cách thức doanh nghiệp quản lý các rủi ro cũng như cơ hội ở ba khía cạnh này.
*Khái niệm ESG theo Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative)
Tải ấn phẩmNăng lượng công ty sử dụng và lượng rác thải ra hay lượng tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp.
Các mối quan hệ và danh tiếng được xây dựng qua những hoạt động của doanh nghiệp tại các cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.
Cơ chế giám sát các hoạt động kiểm soát, quy trình và thông lệ cần thiết để quản trị doanh nghiệp và đưa ra các quyết định hiệu quả vì lợi ích chung của công ty.
ESG đã được quan tâm rộng rãi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Điều này phần lớn nhờ sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến ESG cùng với nhu cầu gia tăng của các nhà đầu tư về đầu tư bền vững.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã để lại dấu ấn quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính công bố loạt cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này sẽ có tác động đáng kể đối với quá trình chuyển dịch năng lượng quốc gia sang trung hòa carbon, và sẽ đòi hỏi việc tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế.
Không chỉ vậy, phần minh họa bên dưới còn cho thấy các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam bao quát toàn bộ ba khía cạnh ESG. Nhờ tiên phong trong việc đưa ra các chính sách và quy định liên quan, Chính phủ Việt Nam có thể khuyến khích các doanh nghiệp đảm nhận vai trò to lớn hơn trong việc đạt được các cam kết quốc gia liên quan đến mục tiêu ESG.
- 80% doanh nghiệp đã đặt ra cam kết / đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG.
- Điều này phần lớn xuất phát từ nhu cầu tác động của người tiêu dùng, người lao động và các nhà đầu tư.
- Quản trị là khía cạnh ưu tiên nhất trong chiến lược ESG của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm
- Doanh nghiệp ở Việt Nam nhận ra giá trị của việc triển khai chương trình ESG.
- Thiếu cơ cấu quản trị mạnh mẽ, công ty có thể không đạt được mục tiêu về ESG.
- Phát huy tối đa năng lực đội ngũ lãnh đạo cấp cao nhằm dẫn dắt tiến trình thực hiện các cam kết ESG.
- Cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra sự rõ ràng trong việc báo cáo ESG.
- Các công ty tại Việt Nam đang tụt hậu so với các công ty trên toàn cầu trong việc đảm bảo tính độc lập khi báo cáo ESG .
Tìm hiểu thêm
- 61% các công ty chưa đặt cam kết ESG cho rằng thiếu kiến thức là rào cản chính.
- 67% cho rằng việc thiếu các quy định rõ ràng là một trong những thách thức.
- 23% doanh nghiệp tự tin về năng lực của Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến ESG.
Tìm hiểu thêm
Có phải doanh nghiệp mới bắt đầu hành trình ESG không? Doanh nghiệp có xem ESG là một vấn đề tuân thủ không? Công ty hiện chưa hoặc hạn chế báo cáo công khai phải không?
Doanh nghiệp có cung cấp báo cáo ra công chúng nhưng không có mục tiêu dựa trên khoa học không? Các hoạt động và báo cáo ESG của doanh nghiệp có được tách biệt không?
Mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt tùy theo ngành, quy mô, định hướng cho nên cách xác định tốc độ và đường lối trong cách tiếp cận ESG cũng sẽ khác nhau.
Khuyến nghị của PwC về các bước tiếp theo dựa trên bốn lộ trình ESG để giúp doanh nghiệp hoàn thiện và đạt được tham vọng qua một số biện pháp cụ thể mà doanh nghiệp có thể thực hiện ngay.
Doanh nghiệp có thấy cả cơ hội và rủi ro trong ESG không? Doanh nghiệp có cung cấp công bố thông tin phi tài chính với các mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học không? ESG có được tích hợp với hoạt động kinh doanh và tài chính không?
ESG có phải là cốt lõi cho mục đích, chiến lược và các dịch vụ / sản phẩm trong doanh nghiệp không? ESG có được tích hợp trên toàn doanh nghiệp không?