Báo cáo chỉ số phát triển: Cuộc đua tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC)

Tâm điểm: Châu Á

Trích từ Chỉ số phát triển CBDC Toàn cầu của PwC



 

Bước ngoặt lớn cho sự phát triển của tiền tệ

Được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và sự phát triển của thanh toán không tiếp xúc, Central Bank Digital Currencies - CBDC (Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương) - một dạng tiền điện tử chính thức của một quốc gia - hứa hẹn sẽ trở thành nhân tố tiếp theo thay đổi cục diện ngành ngân hàng và thanh toán trên toàn thế giới. Báo cáo này, tập trung vào Châu Á, được trích ra từ Chỉ số CBDC toàn cầu của PwC - ra mắt vào tháng 4/2021. Trong đó, báo cáo đưa ra thước đo tiến độ cho các dự án CBDC với hai mô hình chính: 

  • CBDC bán lẻ do người tiêu dùng và doanh nghiệp trực tiếp nắm giữ
  • CBDC liên ngân hàng / bán buôn chỉ dành cho các tổ chức tài chính với mục đích thanh toán liên ngân hàng hoặc quyết toán tài chính. 

Kết quả chính

Các dự án CBDC bán lẻ phát triển hơn tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, nơi có động lực chính là tài chính toàn diện và số hoá

Ba dự án CBDC lớn nhất tại Châu Á thuộc về Campuchia, Trung Quốc Đại Lục và Hàn Quốc. Dự án Bakong của Campuchia hiện đứng đầu tại Châu Á, và thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Bahamas. Đây là một trong hai dự án CBDC bán lẻ duy nhất đã được chính thức đi vào hoạt động. Vào tháng 8/2021, Bakong đã đạt thêm một bước tiến mới cùng với sự ra mắt của các giao dịch xuyên quốc gia giữa Campuchia và Malaysia. Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc Đại Lục và Hàn Quốc đều đã bắt đầu thí điểm CBDC bán lẻ, tuy nhiên, hai quốc gia này hiện chưa ấn định ngày chính thức ra mắt rộng rãi. 

Nguồn: Nghiên cứu của BIS số 880, cập nhật tháng 12/2020 và phân tích của PwC. Dựa trên chỉ số 100 và phụ thuộc vào những tư liệu có sẵn. 

CBDC bán buôn chủ yếu được tiến hành tại các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến hơn với hệ thống liên ngân hàng và thị trường vốn phát triển hơn

Các dự án CBDC bán buôn có thời gian nghiên cứu ngắn hơn nhưng đòi hỏi chương trình thử nghiệm dài hơn so với CBDC bán lẻ. Tính tới bây giờ, vẫn chưa có dự án CBDC bán buôn nào thật sự chín muồi. Tuy nhiên, khoảng 70% số dự án CBDC bán buôn được công bố đang chạy thử nghiệm với nhiều sáng kiến tân tiến. Những chương trình này đa số tập trung vào các dự án xuyên quốc gia, cho phép các Ngân hàng Trung ương thử nghiệm mức độ kết nối quốc tế và khả năng tương tác của dự án. Một số dự án bán buôn nổi bật tại Châu Á có thể kể đến như Inthanon-LionRock (Đặc khu hành chính Hồng Kông - Thái Lan), Ubin (Singapore) và Stella (Nhật Bản).

Nguồn: Nghiên cứu của BIS số 880, cập nhật tháng 12/2020 và phân tích của PwC. Dựa trên chỉ số 100 và phụ thuộc vào những tư liệu có sẵn. 

Ghi chú: (*) Hồng Kông SAR là Đăc khu hành chính (SAR) Hồng Kông và (**) UEA là Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

Liệu Việt Nam sẽ gia nhập cuộc đua phát triển CBDC cùng khu vực? 

Theo nhiều nguồn tin báo chí Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã được Chính phủ giao vai trò nghiên cứu và thí điểm sử dụng tiền số, dựa trên công nghệ blockchain, trong vòng 3 năm tới. Trong bối cảnh Việt Nam đã liên tục thúc đẩy thanh toán điện tử từ năm 2018, CBDC sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Mặc dù chương trình thí điểm vẫn chưa ấn định thời gian cụ thể, chương trình này cho thấy Chính phủ Việt Nam đã có quan điểm cởi mở hơn hơn về các loại tiền kỹ thuật số.

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Hồng Hạnh

Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Hide