Nâng cao kỹ năng số trong Ngành Tài chính: Bước kế tiếp?

Kết quả từ Khảo sát Mức độ sẵn sàng về Kỹ năng số 2020 của PwC Việt Nam



 



97%

các thành viên thuộc ban lãnh đạo các doanh nghiệp Dịch vụ tài chính (DVTC) tin rằng công nghệ sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực đến triển vọng công việc trong tương lai.

49%

cấp nhân viên trong ngành DVTC cho biết họ rất quan ngại rằng tự động hóa sẽ khiến công việc của họ gặp rủi ro.

50%

những người tham gia khảo sát trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp DVTC dự đoán rằng công việc của mình sẽ thay đổi đáng kể trong 10 năm tới.

49%

người được hỏi thể hiện mong muốn trau dồi thêm kiến thức để áp dụng hiệu quả các công nghệ mới.

Tiên phong trong chuyển đổi số

Theo kế hoạch chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đến năm 2025¹, ngành Dịch vụ Tài chính (DVTC) đóng vai trò chủ động, kiến tạo và tiên phong trong quá trình phát triển và chuyển đổi số ở Việt Nam. Hiện tại, các ngân hàng tại Việt Nam theo đuổi những hình thức chuyển đổi số khác nhau. Những ví dụ điển hình bao gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Với những biến động cận kề trước mắt, ngành DVTC sẽ nâng cao kỹ năng của nhân viên như thế nào?

Đây là báo cáo dựa trên số liệu từ Khảo sát Mức độ sẵn sàng kỹ năng số, một khảo sát về công nghệ, việc làm và kỹ năng. 1146 câu trả lời được thu thập và cơ sở cho báo cáo này là 160. Xin mời Quý vị đọc và tìm hiểu phương pháp ngành DVTC ứng phó với môi trường số đầy biến động tại Việt Nam.

Đọc báo cáo

Công nghệ đang tái định hình nguồn nhân lực của ngành DVTC một cách nhanh chóng. Để triển khai công nghệ một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần bắt đầu tập trung đảm bảo yếu tố con người và công nghệ có thể bổ trợ và vận hành tốt cùng nhau.

Đinh Hồng Hạnh, Phó Tổng giám đốc - Lãnh đạo Dịch vụ Tài chính

Sẵn sàng trước biến động

97% các thành viên thuộc ban lãnh đạo các doanh nghiệp DVTC tin rằng công nghệ sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực đến triển vọng công việc trong tương lai

Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành đang xem những thay đổi do công nghệ đem lại có khả năng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc của họ. Trong khi đó, 85% cấp nhân viên cũng có cùng quan điểm với lãnh đạo ngành.

49% cấp nhân viên trong ngành DVTC cho biết họ rất quan ngại rằng tự động hóa sẽ khiến công việc của họ gặp rủi ro

Nhóm lao động này, tỏ ra lo lắng nhất về rủi ro công việc. Kết quả này tương đồng với những phát hiện chính tưbáo cáo Tương lai của việc làm do Diễn đàn Kinh tế Thế giới² công bố năm 2020 trong đó chỉ ra rằng dưới tác động của công nghệ, một số công việc trong ngành DVTC có thể trở nên thừa thãi trong tương lai, như: nhân viên phân tích tài chính, nhân viên nhập dữ liệu và giao dịch viên trong ngân hàng.

50% những người tham gia khảo sát trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp DVTC dự đoán rằng công việc của mình sẽ thay đổi đáng kể trong 10 năm tới

Con số này cho thấy những người đứng đầu doanh nghiệp tài chính tin rằng sẽ có nhiều thay đổi lớn trong tương lai và nhận thức được nhiều biến động nhất, so với các nhóm còn lại (Quản lý cấp trung/ chuyên gia - 30% và Nhân viên văn phòng - 41%). 

49% người được hỏi thể hiện mong muốn trau dồi thêm kiến thức để áp dụng hiệu quả các công nghệ mới

Những người tham gia khảo sát thuộc ngành DVTC cũng cho thấy họ sẵn sàng nâng cao kỹ năng để có thể sử dụng thành thạo một công nghệ cụ thể (38%), cao hơn mức khảo sát chung (34%).

Duy trì đà phát triển cho tương lai

Cùng với những nỗ lực và thành tích lạc quan trong hành trình chuyển đổi số của ngành DVTC, chúng ta cần nhận ra rằng để duy trì và đảm bảo thành công trong tương lai, việc nâng cao năng lực cần được tiếp cận từ nhiều góc độ: mỗi cá nhân, từng doanh nghiệp và một chương trình bao quát từ toàn ngành.