Người tiêu dùng thích ứng trong thị trường biến động

Khảo sát Thói quen Tiêu dùng: Báo cáo tại Việt Nam

Chủ đề chính

Cắt giảm chi tiêu không thiết yếu

Thay đổi danh mục mua sắm

Mua sắm trực tiếp & trực tuyến

Mô hình làm việc linh hoạt (hybrid) đang dần thoái trào

Sản phẩm bền vững có giá cao

Quan ngại về vấn đề an toàn dữ liệu cá nhân

Cắt giảm chi tiêu không thiết yếu

  • Khó khăn hơn - tiết kiệm hơn: 62% người tiêu dùng Việt Nam trả lời rằng họ dự kiến ​​sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết (số liệu của toàn cầu là 69%)
  • Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng thực hiện cắt giảm chi tiêu không thiết yếu thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á và bình diện toàn cầu (xem biểu đồ).

  • Bên cạnh đó, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam “ít lo lắng về tình hình tài chính cá nhân” cao hơn so với trong bình diện toàn cầu và Đông Nam Á (lần lượt là 25%, 14% và 13%).

  • Tuy nhiên, nhìn chung là vẫn đang có sự "thắt chặt chi tiêu” của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu.

Q: Trước bối cảnh nền kinh tế hiện tại, ý kiến nào sau đây mô tả đúng nhất hành động của bạn đối với các khoản chi không cần thiết?

Thay đổi danh mục mua sắm

  • Người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu - cụ thể, 54% người tiêu dùng dự kiến ​​sẽ cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ
  • Kết quả cho thấy có sự "cắt giảm" trong nhu cầu tiêu dùng đối với một số danh mục sản phẩm nói chung...
  • ...và có thể, cũng sẽ có sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng trong cùng một danh mục (ví dụ: ưu tiên sản phẩm có khối lượng/ưu đãi lớn hơn để có lợi hơn).
  • 54% nói rằng họ dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ, kế đến là du lịch (42%) và mua sắm hàng điện tử (38%) do quan ngại về giá cả gia tăng.

Q: Với khả năng tài chính của bạn thì trong 6 tháng tới, bạn dự kiến sẽ chi tiêu cho các danh mục sản phẩm sau như thế nào?

Mua sắm trực tiếp & trực tuyến

  • Hình thức mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục chiếm ưu thế - 64% dự kiến ​​sẽ tăng tần suất mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, việc mua sắm trực tiếp vẫn được đánh giá cao nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • 64% dự kiến sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn
  • Tuy nhiên, việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng vẫn được đánh giá cao vì:
    • 74% người tiêu dùng ưu tiên việc có thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm
    • 58% mong muốn được trực tiếp lựa chọn/ kiểm tra sản phẩm trước khi mua
    • 40% ít lo ngại về dịch COVID-19

Q: Theo bạn, hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ thay đổi như thế nào trong 6 tháng tới?

Mô hình làm việc linh hoạt (hybrid) đang dần thoái trào

  • Hình thức làm việc tại văn phòng đang trở lại là xu hướng ở Việt Nam - với 48% dự kiến sẽ quay trở lại làm việc tại văn phòng - điều này dẫn đến thay đổi trong cách thức giao dịch.
  • Điều này sẽ dẫn đến thay đổi trong cách vận hành của các kênh bán lẻ (ví dụ: ưu tiên tự mua sắm tiện ích và việc sử dụng các sản phẩm có sẵn tại công ty; hay giữa việc lên kế hoạch mua sắm và việc mua sắm tùy ý theo nhu cầu).
  • 48% dự kiến sẽ trở lại làm việc tại văn phòng - điều này dẫn đến những thay đổi trong cách thức giao dịch và phân phối của các kênh bán hàng.

Q: Hãy cho biết đâu là hình thức làm việc điển hình của bạn trong một tuần làm việc?

Sản phẩm bền vững có giá cao

  • Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả ở mức cao hơn cho các sản phẩm mang tính bền vững.
  • Điều này đòi hỏi cần có sự tái cơ cấu danh mục sản phẩm - bằng cách tự phát triển hoặc thông qua các hoạt động sáp nhập và mua lại.
  • ... và đây là yếu tố quan trọng để tăng giá thành nhằm bù đắp cho sự gia tăng chi phí và giảm biên lợi nhuận.
  • 96% người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn để mua sản phẩm từ các công ty  có đạo đức kinh doanh.

Q: Với tình hình kinh tế hiện tại, bạn có sẵn sàng chi trả ở mức cao hơn cho các sản phẩm sau đây không?

Quan ngại về vấn đề an toàn dữ liệu cá nhân

  • Người tiêu dùng đang đặc biệt quan tâm đến quyền riêng tư khi tương tác với các loại hình công ty/nền tảng như mạng xã hội, các công ty truyền thông, cổng thông tin hay hay công ty du lịch, công ty bán lẻ v.v...
  • Vì vậy họ có những biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân như:
    • 57% không chia sẻ nhiều dữ liệu cá nhân hơn mức cần thiết
    • 44% quản lý/ từ chối các điều khoản bảo vệ dữ liệu
    • 40% từ chối nhân thông tin từ các công ty

Q: Bạn quan tâm đến quyền riêng tư dữ liệu cá nhân của mình khi tương tác với các loại hình công ty/nền tảng sau đây như thế nào?

Doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng với xu hướng mới?

Sáu ưu tiên cần được xem xét - giúp mang lại tác động hiệu quả cao 

Consumer Insights

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Rakesh Mani

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Thị trường Tiêu dùng Đông Nam Á, PwC Malaysia

ĐT: +60 3-2173 1188

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Johnathan Ooi Siew Loke

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Hoạt động, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Lương Thị Ánh Tuyết

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Kiểm toán, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796, máy lẻ: 2036

Giang Bảo Châu

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp Lý, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Mohammad Mudasser

Giám đốc, Quản lý vốn lưu động, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796, máy lẻ: 3322

Hide