Niềm tin vào sự phục hồi kinh tế trong năm ngoái của các CEO khu vực châu Á Thái Bình Dương đã bị suy giảm nặng nề trong năm 2023. Đối mặt với một loạt các thách thức phức tạp như xung đột địa chính trị, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, vấn đề nhân lực và áp lực ngày càng lớn của doanh nghiệp trong việc thực thi ESG (Tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị), những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng trở nên hạn chế hơn.
Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 26 của chúng tôi, với sự tham gia của gần 4.500 CEO trên toàn thế giới, bao gồm 1.634 CEO ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nhấn mạnh sự cấp thiết của các doanh nghiệp để đạt được sự cân bằng giữa lợi nhuận ngắn hạn và chuyển đổi dài hạn. Chúng tôi gọi đây là "nhiệm vụ kép."
Lãnh đạo chưa bao giờ quan trọng hơn, vì nó có thể định hình cả di sản của CEO và sự liên quan tới hoạt động kinh doanh của họ. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rõ rằng đã đến lúc các CEO của Việt Nam cần phải hành động và hướng tới thực tế mới này.
Chủ tịch, PwC Việt Nam
… Không còn lạc quan như trước đây: 69% CEO tin rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm so với năm ngoái, trong khi năm ngoái, 76% cho rằng tăng trưởng sẽ được cải thiện.
... Ưu tiên tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn: Gần 50% CEO được khảo sát cho biết họ sẽ tập trung vào việc cắt giảm chi phí hoạt động, đa dạng hóa danh mục đầu tư và điều chỉnh tăng giá trong ngắn hạn.
… Cần phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển: 53% tin rằng các mô hình kinh doanh hiện tại của họ sẽ không còn tồn tại trong thập kỷ tới (nhiều hơn 14% so với kết quả khảo sát toàn cầu).
… Nhìn ra các thách thức trong trải nghiệm và văn hóa làm việc: 41% cho rằng các hành vi hiện tại của nhân viên đồng nhất, hòa hợp với các giá trị và định hướng của công ty.
…Chú trọng hợp tác rộng rãi để thúc đẩy giá trị kinh doanh: 6% CEO ở khu vực có nhiều khả năng cao hơn trong việc tạo dựng quan hệ đối tác bên ngoài so với các CEO toàn cầu.
Tải ấn phẩm
Các CEO tại Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt các thử thách đặc thù, tương tự như các CEO ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Họ vừa phải dẫn dắt doanh nghiệp theo hướng phù hợp với bối cảnh kinh tế thực tại, vừa phải chuẩn bị tiềm lực cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Cân bằng được hai ưu tiên này, hay còn gọi là "nhiệm vụ kép" là điều cốt yếu cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị trên toàn thế giới, các CEO tại Việt Nam có thể rút ra những hiểu biết sâu sắc nào từ các CEO trong khu vực và hành động để đảm bảo sự trường tồn của công ty?
Tải ấn phẩm
Bất chấp những biến động kinh tế và chính trị toàn cầu, Châu Á Thái Bình Dương vẫn là khu vực quan trọng trong các hoạt động giao thương kinh tế, trong đó Việt Nam là một điểm sáng tăng trưởng. Giống như các CEO khác trong khu vực, CEO Việt Nam đang đối mặt với những áp lực xã hội ngày càng tăng.
Để lãnh đạo hiệu quả trong môi trường đầy thách thức này, họ cần hiểu biết toàn diện về cả những thách thức và cơ hội trước mắt. Điều này mang đến một cơ hội cho các CEOs thiết lập nên một doanh nghiệp đáng tin cậy, linh hoạt và có lợi nhuận bền vững thông qua khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Tổng Giám đốc, PwC Việt Nam
- Hiểu rõ các động lực trong thực tế mới - Thúc đẩy và trao quyền cho lãnh đạo điều hành để hoạch định các mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp - Tiếp cận bài bản tập trung vào khả năng cân bằng lợi nhuận, chuyển đổi và tăng trưởng - Áp dụng các phương pháp lãnh đạo để giải quyết các mối quan tâm và kì vọng của nhân viên - Tư duy hợp tác và tìm kiếm liên minh để đạt được những kết quả bền vững
Tải ấn phẩmNguyễn Phi Lan
Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Kiểm toán, PwC Việt Nam
ĐT: +84 24 3946 2246
Nguyễn Thành Trung
Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý, PwC Việt Nam
ĐT: +84 28 3823 0796
Johnathan Ooi Siew Loke
Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Hoạt động, PwC Việt Nam
ĐT: +84 28 3823 0796