Hành trình bền vững: Vai trò của lãnh Đạo ESG trong doanh nghiệp tư nhân

Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu hành trình ESG của mình, nhưng họ vẫn thiếu sự lãnh đạo tập trung vào ESG. Chủ doanh nghiệp cần làm chủ câu chuyện ESG, dẫn dắt các sáng kiến ​ESG và trở thành hình mẫu lãnh đạo trong việc xây dựng doanh nghiệp bền vững và trách nhiệm. Trong khi đó, các Giám đốc tài chính nên đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thực hiện và báo cáo các mục tiêu ESG.

Cần sự lãnh đạo dẫn dắt ESG trong doanh nghiệp tư nhân

Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đã bắt đầu hành trình ESG của họ; 69% hiện đã có cam kết hoặc đang lên kế hoạch cam kết ESG. Khảo sát của chúng tôi cho thấy, thế hệ lãnh đạo kế cận (hay còn gọi là NextGen) trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp gia đình có mức độ tin tưởng cao vào giá trị bền vững, bởi 77% trong số họ mong đợi vào việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực bền vững cho doanh nghiệp mình trong tương lai.

Các chủ doanh nghiệp nên “nhìn xa trông rộng” và chuẩn bị cho sự thay đổi này bằng cách triển khai các sáng kiến ESG ngay từ bây giờ. Sau khi doanh nghiệp hiểu được mức độ trưởng thành ESG của mình và đặt ra mục tiêu tương lai, họ cần định hướng kế hoạch thực hành ESG. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn đang thiếu sự lãnh đạo rõ ràng về ESG; 48% cho biết hiện không có nhà lãnh đạo ESG nào trong tổ chức của họ.

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp tư nhân có thể thúc đẩy vai trò lãnh đạo trong ESG?

Chủ doanh nghiệp phải làm chủ câu chuyện ESG 

  • Tích hợp ESG vào kế hoạch kinh doanh tổng thể và điều chỉnh các sáng kiến ESG với các giá trị bền vững dài hạn. Các sáng kiến ESG có thể mang đến cơ hội kinh doanh đặc biệt để doanh nghiệp tạo nên các tác động tích cực vượt trội so với việc thực hiện những hoạt động từ thiện truyền thống.
  • Áp dụng thực hành ESG để xác định và giảm thiểu các rủi ro dài hạn. Việc này cũng giúp thúc đẩy đổi mới và hiệu quả trong hoạt động bền vững và tiết kiệm chi phí, củng cố danh tiếng thương hiệu và thu hút khách hàng trung thành có cùng hệ giá trị.

Giám đốc tài chính (CFO) cần tham gia dẫn dắt từ chiến lược ESG đến báo cáo

  • CFO cần tiên phong dẫn dắt cuộc thảo luận về chiến lược và chuyển đổi ESG. Yêu cầu về báo cáo thường là bước đầu tiên trong kế hoạch ESG khi cần sử dụng các KPI liên quan. Khi doanh nghiệp tiến đến các cấp độ trưởng thành hơn về ESG, vai trò CFO cần mở rộng ra khỏi phạm vi tuân thủ để tiến đến việc cân nhắc hiệu quả chi phí, sau đó là thay đổi mô hình kinh doanh, sản phẩm và định hướng khách hàng.
  • Củng cố đội ngũ tài chính. Nâng cao kỹ năng và định hướng tầm nhìn của họ về những tác động tài chính đến từ ESG. Điều này giúp CFO và đội ngũ tài chính có chỗ đứng quan trọng hơn trong chương trình nghị sự chiến lược của doanh nghiệp.

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Johnathan Ooi Siew Loke

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Hoạt động, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Nguyễn Hoàng Nam

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Kiểm toán, Văn phòng TP.HCM, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Hide