Quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ

Khuôn khổ pháp lý và môi trường kinh doanh đang liên tục thay đổi và phát triển một cách nhanh chóng, đã và đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp cần phải thay đổi về cách thức nhìn nhận và ứng phó với rủi ro.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vô vàn áp lực đến từ việc phải cân bằng giữa quá trình tái cơ cấu, tạo ra giá trị mới với yêu cầu phải tuân thủ trong bối cảnh mà khuôn khổ pháp lý liên tục thay đổi, rủi ro mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt diễn tiến ngày càng phức tạp và khó để có thể dự báo trước được bên cạnh môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

Việc áp dụng một cách thức tiếp cận đổi mới và phù hợp để quản lý và cải tiến hoạt động quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mới, duy trì hoạt động kinh doanh bền vững trong bối cảnh phức tạp và đáp ứng được kỳ vọng từ các bên có liên quan.

Playback of this video is not currently available

3:27

Dịch vụ của chúng tôi

Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM)

Làm thế nào để thiết lập và vận hành một hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp hiệu quả và để tận dụng tối đa giá trị từ việc đầu tư vào hệ thống này đang trở thành một vấn đề đáng lưu tâm của nhiều doanh nghiệp. 

Để trả lời được cho vấn đề trên, các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng quản lý rủi ro doanh nghiệp là một hoạt động quản lý chiến lược để có thể giúp họ hoạt động bền vững trong một môi trường kinh doanh liên tục biến đổi, bên cạnh việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động truyền thông và hợp tác giữa các đơn vị chức năng nhằm ứng phó và xử lý các rủi ro có thể gặp phải trong toàn doanh nghiệp.

Các chuyên gia tại PwC hướng đến mục tiêu đơn giản hóa và triển khai hiệu quả quy trình này cho các đối tác khách hàng, tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp phù hợp theo các nguyên tắc cơ bản và tăng cường hiệu quả áp dụng vào thực tiễn kinh doanh, đảm bảo hoạt động và các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với triết lý và khẩu vị rủi ro của mình.

Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn cho nhiều đối tác, từ các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cho phép chúng tôi có thể có được nhiều dữ liệu và thông tin tham chiếu hữu ích, để có thể áp dụng vào việc thiết kế và triển khai các hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp phù hợp với đặc thù kinh doanh và hoạt động một cách hiệu quả, cũng như phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến.

Avatar
Báo cáo khảo sát toàn cầu về rủi ro của PwC 2023

Biến rủi ro thành cơ hội: Áp dụng công nghệ hỗ trợ thúc đẩy sáng tạo đổi mới, hoạt động bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ

Báo cáo khảo sát toàn cầu về rủi ro của PwC 2023 cho thấy nhiều doanh nghiệp hàng đầu đang dần thay đổi cách nhìn nhận về rủi ro thông qua việc khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ để giúp doanh nghiệp theo đuổi các cơ hội và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và xã hội.

Xem báo cáo tiếng Anh

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng

Thiết lập và triển khai chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp

Tùy thuộc vào thực trạng quản lý rủi ro tại doanh nghiệp đang ở mức độ trưởng thành nào, chúng tôi đều có giải pháp tương ứng nhằm hỗ trợ thiết lập và hoàn thiện chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp (theo chuẩn mực COSO ERM hoặc theo tiêu chuẩn ISO 31000), đáp ứng kỳ vọng và định hướng của Quý doanh nghiệp về quản lý rủi ro.

PwC vinh dự là đơn vị đồng tác giả với COSO soạn thảo khung quản lý rủi ro doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi hiểu rõ về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro và có thể điều chỉnh để phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh và các mục tiêu chiến lược của Quý doanh nghiệp, thông qua việc soạn thảo khung, chính sách, quy trình, cơ cấu tổ chức, khẩu vị và chiến lược quản lý rủi ro.

Đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp

Chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp và rà soát năng lực quản lý rủi ro của Quý doanh nghiệp. Từ đó, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp cải thiện phù hợp với các đặc thù của doanh nghiệp và sắp xếp vào một lộ trình triển khai hợp lý để nâng cấp chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp đến mức độ mà Quý doanh nghiệp kỳ vọng. 

Phương pháp luận của PwC trong việc đánh giá năng lực về quản lý rủi ro được dựa trên các chuẩn mực và thực hành tiên tiến như COSO ERM và ISO 31000.

Đánh giá rủi ro doanh nghiệp

Các chuyên gia của PwC có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro, qua đó có thể áp dụng và triển khai khung và hướng dẫn về quản lý rủi ro của Quý doanh nghiệp vào hoạt động nhận diện, đánh giá, phân tích, xử lý và giám sát các rủi ro chiến lược trọng yếu nhất trong toàn doanh nghiệp. 

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp xây dựng hồ sơ rủi ro ở cấp khối, phòng ban và tổng hợp hồ sơ rủi ro ở cấp độ doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ thiết kế biểu mẫu (dashboard) nhằm mục đích giám sát và báo cáo quản lý rủi ro cho HĐQT và Ban Điều hành.

Phân tích hoạt động xử lý và giảm thiểu rủi ro

Chúng tôi sẽ giúp Quý doanh nghiệp xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thông qua các hoạt động kiểm soát hiện hữu trong doanh nghiệp và các khía cạnh cần được cải tiến trong tương lai.

Qua đó, Quý doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ hiện tại trong khâu phòng ngừa và quản lý rủi ro, cũng như triển khai bổ sung các hoạt động kiểm soát khác (nếu cần thiết) để đảm bảo rằng rủi ro được quản lý phù hợp với chiến lược và khẩu vị rủi ro đã được thiết lập.

Xây dựng khẩu vị rủi ro

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp xây dựng khẩu vị rủi ro cho từng loại rủi ro, bao gồm xác định các giá trị tối đa và giá trị tối thiểu của khẩu vị rủi ro (mức độ rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận trong quá trình hoạt động kinh doanh) và xác định giá trị ngưỡng giới hạn (tối đa và tối thiểu) của các rủi ro trọng yếu (giá trị mà khi rủi ro vượt qua giới hạn cần được doanh nghiệp xem xét trước khi rủi ro vượt quá khẩu vị rủi ro cho phép).

Xây dựng và giám sát các chỉ số cảnh báo rủi ro

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp soạn thảo các chính sách liên quan đến việc quản lý các chỉ số cảnh báo rủi ro (Key risk indicators - KRI) và chỉ số đo lường kiểm soát (Key control indicators - KCI) cũng như hỗ trợ xác định, đo lường và triển khai các chỉ số này.

Đào tạo nâng cao nhận thức và đào tạo chuyên đề

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp đào tạo cho các nhân sự phụ trách quản lý rủi ro thông qua các buổi hội thảo đào tạo, các chương trình đào tạo trực tuyến và đào tạo tại chỗ, hướng đến mục tiêu cung cấp cho các nhân sự trong chức năng quản lý rủi ro các kiến thức cần thiết để có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Đánh giá văn hóa quản lý rủi ro

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp đánh giá thực trạng văn hóa quản lý rủi ro thông qua hình thức tổ chức khảo sát, và/hoặc rà soát các tài liệu nội bộ liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro hoặc các hoạt động có tính chất tương tự, và/hoặc tổ chức phỏng vấn với các nhân sự có liên quan trong toàn doanh nghiệp ở cả ba tuyến.

Từ đó, xác định các vấn đề cần cải thiện và đề xuất các khuyến nghị khắc phục tổng hợp thành một lộ trình triển khai - có thể bao gồm nhiều dự án khác nhau, được phân chia theo phạm vi (hoặc theo phân nhóm rủi ro), tùy thuộc vào mức độ ưu tiên và năng lực của doanh nghiệp cũng như mức độ liên quan giữa các dự án đó.

Quản lý khủng hoảng và Quản lý kinh doanh liên tục (BCM)

Khủng hoảng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tại một thời điểm mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Trong thời buổi mà công nghệ phát triển nhanh chóng và môi trường kinh doanh liên tục biến đổi, chỉ một sự kiện gián đoạn trong một thời gian ngắn cũng khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại và chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tuy rằng các cuộc khủng hoảng là không thể được dự báo trước, nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể tự chuẩn bị kỹ càng để ứng phó.

Quản lý kinh doanh liên tục không chỉ giúp doanh nghiệp có thể ứng phó khi khủng hoảng xảy ra và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi thành cơ hội để phát triển và tạo thành lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Avatar
Báo cáo khảo sát toàn cầu về khủng hoảng và khả năng phục hồi sau khủng hoảng của PwC 2023

Đổi mới trong cách thức phục hồi sau khủng hoảng: Các doanh nghiệp dần thích ứng với các sự kiện khủng hoảng và gián đoạn liên tiếp thông qua chuyển đổi cách thức tiếp cận trong hoạt động bền vững

Báo cáo khảo sát toàn cầu về khủng hoảng và khả năng phục hồi sau khủng hoảng của PwC 2023 tập trung vào việc nhận diện các mối đe dọa và rủi ro hiện tại và cách thức mà các doanh nghiệp tập trung nguồn lực và đầu tư để tăng cường khả năng phục hồi và trở nên "bền vững" hơn.

Xem báo cáo tiếng Anh

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng

Xây dựng và triển khai khung quản lý kinh doanh liên tục

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp xây dựng và triển khai toàn diện một hệ thống quản lý kinh doanh liên tục, bao gồm các bước sau đây:

  • Xây dựng khung quản lý kinh doanh liên tục là cơ sở nền tảng cho các hoạt động quản lý kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.
  • Thực hiện đánh giá rủi ro và phân tích tác động kinh doanh để nhận diện các mối đe dọa tiềm ẩn và xác định các hoạt động, chức năng kinh doanh trọng yếu của doanh nghiệp.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh liên tục giúp cho doanh nghiệp có thể trở lại hoạt động kinh doanh bình thường sau khi khủng hoảng xảy ra, với các giải pháp thiết thực, tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu quả cao nhất.
  • Soạn thảo tài liệu quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh liên tục, đưa ra hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên khi xảy ra khủng hoảng. Bên cạnh Kế hoạch quản lý khủng hoảng và các Kế hoạch quản lý kinh doanh liên tục, chúng tôi có thể hỗ trợ Quý doanh nghiệp soạn thảo các tài liệu, kế hoạch dự phòng khác phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, để hỗ trợ cho hệ thống quản lý kinh doanh liên tục của doanh nghiệp, ví dụ như Kế hoạch phục hồi hệ thống công nghệ thông tin sau thảm họa (IT Disaster Recovery Plan), Kế hoạch ứng phó và phục hồi sau đại dịch (Pandemic Plan), Kế hoạch dự phòng tài chính (Contingency Funding Plan), Kế hoạch phục hồi và xử lý sau khủng hoảng (Recovery and Resolution Plan) và các tài liệu khác có liên quan.
  • Tổ chức thực hành và kiểm tra nhằm đảm bảo rằng chiến lược và các kế hoạch được xây dựng một cách hiệu quả và đáng tin cậy.

Chúng tôi cũng có thể triển khai từng bước độc lập trong các bước nêu trên để đáp ứng với mục tiêu và nhu cầu của Quý doanh nghiệp.

Diễn tập xử lý sự cố và khủng hoảng

Việc đánh giá và kiểm thử các quy trình và chiến lược ứng phó và xử lý sự cố trong quá trình tổ chức diễn tập thực tế là cơ hội để doanh nghiệp có thể rà soát hoạt động quản lý kinh doanh liên tục của mình. Chúng tôi có thể hỗ trợ tổ chức các loại hình diễn tập như sau:

  • Diễn tập thực hành báo cáo, báo động khi xảy ra sự cố thảm họa hoặc khủng hoảng (Notification tree)

Diễn tập thực hành này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức các cấp báo cáo và báo động khi xảy ra sự cố thảm họa hoặc khủng hoảng. 

  • Thực hành trên lớp

Chúng tôi sẽ tổ chức các buổi thực hành trên lớp để hướng dẫn các học viên về cách thức ứng phó và phục hồi các nghiệp vụ kinh doanh thông qua các tài liệu được dựa trên các tình huống thực tế được soạn sẵn.

  • Diễn tập thực hành tại chỗ

Chúng tôi sẽ tổ chức diễn tập tại chỗ, tạo điều kiện cho các học viên được trải nghiệm "nhập vai" và tương tác trực tiếp với nhau trong các tình huống thực tế được mô phỏng lại.

Bên cạnh việc tổ chức thực hành đối với các kế hoạch quản lý khủng hoảng và kế hoạch quản lý kinh doanh liên tục, chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức diễn tập đối với nhiều kế hoạch dự phòng khác như kế hoạch sơ tán khẩn cấp (Emergency Evacuation Plan), kế hoạch truyền thông xử lý khủng hoảng (Crisis Communication Plan), kế hoạch phục hồi sau thảm họa công nghệ thông tin (IT Disaster Recovery Plan), kế hoạch xử lý sự cố an ninh mạng (Cyber Incident Response Plan) và kế hoạch dự phòng tài chính (Contingency Funding Plan). Chúng tôi cũng có thể điều chỉnh và thiết kế các tài liệu và tình huống phù hợp với mục tiêu và yêu cầu diễn tập của Quý doanh nghiệp.

Đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục

Trường hợp Quý doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn và lo ngại về tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kinh doanh liên tục đã được triển khai tại doanh nghiệp, chúng tôi có thể hỗ trợ:

  • Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục

Chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá độc lập các tài liệu có liên quan đến hệ thống quản lý kinh doanh liên tục của Quý doanh nghiệp, đối chiếu với các chuẩn mực và tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế hoặc thông lệ tiên tiến, để xác định các khía cạnh còn thiếu sót và vấn đề cần cải thiện. Đánh giá này cũng có thể được đưa vào trong kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của các doanh nghiệp.

  • Đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục

Chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành về năng lực quản lý kinh doanh liên tục hiện tại của Quý doanh nghiệp, đối chiếu với các chuẩn mực và tài liệu hướng dẫn của các tổ chức quốc tế hoặc thông lệ tiên tiến. Qua đó, xác định được thực trạng hiện tại và mức độ trưởng thành kỳ vọng để xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp.

Đào tạo nâng cao nhận thức và đào tạo chuyên đề

Mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của chích sách, quy trình và kế hoạch, tuy nhiên, sự thành công của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Trong đó, mỗi nhân viên cần nhận thức được về hệ thống quản lý kinh doanh liên tục cũng như ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân.

Chúng tôi có thể tổ chức các buổi hội thảo đào tạo theo yêu cầu hoặc các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng tất cả nhu cầu và kỳ vọng của Quý doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp

Quản trị hiệu quả giúp các doanh nghiệp có thể chủ động quản lý rủi ro và phát triển kinh doanh bền vững trong môi trường đầy biến động.

Hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp các lãnh đạo đưa ra tầm nhìn và định hướng đối với hoạt động và phát triển doanh nghiệp cũng như giúp mang lại niềm tin và tối đa hóa lợi ích của các bên có liên quan trong doanh nghiệp, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của toàn thị trường. Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp còn quy định cụ thể mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và phần còn lại trong doanh nghiệp.

Những vấn đề chính trong quản trị doanh nghiệp mà các nhà lãnh đạo quan tâm có thể bao gồm những khía cạnh chiến lược dài hạn như chiến lược phát triển doanh nghiệp, quản lý đổi mới và năng lực công nghệ thông tin, cơ cấu tổ chức của HĐQT và trách nhiệm giám sát công tác quản lý rủi ro cho đến những khía cạnh nghiệp vụ như quản lý khủng hoảng và các hoạt động vì lợi ích cổ đông.

Chúng tôi sẽ chia sẻ các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để giúp Quý doanh nghiệp giải quyết và vượt qua các vấn đề khó khăn trong quá trình hoạt động.

Avatar
Báo cáo khảo sát thường niên về Hội đồng Quản trị doanh nghiệp của PwC 2023

Vấn đề thời sự của HĐQT: đối mặt với các yêu cầu thay đổi

Báo cáo khảo sát thường niên về Hội đồng Quản trị doanh nghiệp của PwC 2023 thu thập và phân tích quan điểm của các thành viên HĐQT tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ về các vấn đề khác nhau liên quan đến chủ đề quản trị doanh nghiệp trong suốt hơn 15 năm qua.

Xem báo cáo tiếng Anh

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng

Đánh giá hoạt động quản trị doanh nghiệp trước khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)

Chúng tôi sẽ đánh giá mức độ sẵn sàng của hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện tại của Quý doanh nghiệp để chuẩn bị cho quá trình IPO thông qua so sánh và đối chiếu với các thông lệ quốc tế tiên tiến (như Các nguyên tắc quản trị theo OECD hoặc các chuẩn mực quốc tế có liên quan về quản trị doanh nghiệp), song song với việc đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của Pháp luật Việt Nam về quản trị công ty đại chúng.

Các khuyến nghị khắc phục và cải thiện sẽ được đề xuất phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cân nhắc kỹ càng để đảm bảo cân đối giữa lợi ích và chi phí.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khác xuyên suốt quá trình IPO, trong giai đoạn trước, trong và sau khi IPO. Vui lòng truy cập vào đường link này để có thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ hỗ trợ IPO.

Tư vấn cho Ủy ban kiểm toán

Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hợp tác và hỗ trợ các Ủy ban kiểm toán tại doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi hiểu rõ về khung pháp lý tại Việt Nam cũng như am hiểu về các thách thức và sai lầm phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp phải, để có thể tư vấn cách thức áp dụng thông lệ tiên tiến phù hợp và hiệu quả nhất cho Quý doanh nghiệp.

Chúng tôi có thể tư vấn cho Quý doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến:

  • Quyền hạn, vai trò và trách nhiệm và kế hoạch làm việc hàng năm của Ủy ban kiểm toán;
  • Phạm vi và nội dung báo cáo của Ban Điều hành cho Ủy ban kiểm toán;
  • Nâng cao năng lực liên quan đến quy định kế toán và báo cáo tài chính;
  • Nâng cao năng lực liên quan đến kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Rà soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quản trị

Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý doanh nghiệp đánh giá và rà soát hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quản trị. Chúng tôi sẽ thiết kế phương pháp rà soát phù hợp với từng tình huống cụ thể và sẽ làm việc cùng Quý doanh nghiệp để lên kế hoạch rà soát chi tiết, cân nhắc đến các yếu tố có liên quan như đặc thù hoạt động kinh doanh, môi trường doanh nghiệp và môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như các yếu tố khác.

Ngoài các thành viên Hội đồng Quản trị, chúng tôi cũng sẽ thu thập ý kiến và quan điểm của các bên có liên quan khác trong quá trình rà soát để có thể hiểu và đánh giá đúng tầm ảnh hưởng và giá trị mang lại từ Hội đồng Quản trị.

Hỗ trợ đào tạo ban đầu và cập nhật kiến thức cần thiết cho Hội đồng Quản trị

Các doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng một chương trình đào tạo ban đầu hiệu quả, cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan về doanh nghiệp và các kiến thức cần thiết cho các thành viên Hội đồng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng Quản trị cũng cần được cập nhật liên tục về nghĩa vụ với doanh nghiệp, cũng như các thay đổi pháp lý có liên quan để có thể hoàn thành các trách nhiệm được ủy thác.

Chúng tôi có thể hỗ trợ Quý doanh nghiệp xây dựng một chương trình đào tạo ban đầu và các chương trình đào tạo khác có liên quan, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và bao gồm các thông lệ quốc tế tiên tiến, để hỗ trợ Hội đồng Quản trị trong các vấn đề nêu trên.

Tuân thủ pháp luật và kiểm soát tuân thủ

Chúng tôi hiểu rõ về bản chất, mức độ phức tạp và những biến động liên tục của môi trường tuân thủ và nguồn lực cần thiết để có thể quản lý hiệu quả hoạt động tuân thủ pháp luật và kiểm soát tuân thủ trong doanh nghiệp. 

Chúng tôi sẽ áp dụng các thông lệ quốc tế tiên tiến cũng như xem xét đến các yếu tố khác liên quan đến khung pháp lý trong nước, môi trường kinh doanh và đặc thù của doanh nghiệp để có thể vận hành chức năng kiểm soát tuân thủ.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp rà soát việc thiết lập chức năng kiểm soát tuân thủ và các chức năng khác có liên quan, như nhận diện, đánh giá, giám sát, xử lý và báo cáo, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động này phù hợp với vai trò và trách nhiệm của các phòng ban tại các tuyến trong doanh nghiệp.

Avatar
Tuân thủ. Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi.

Chuyển đổi chiến lược từ việc tăng cường tuân thủ và gia tăng chi phí, tác động đến trải nghiệm khách hàng, tài chính và văn hóa doanh nghiệp sang cách tiếp cận xây dựng lòng tin, tăng cường khả năng hoạt động bền vững tận dụng sức mạnh công nghệ và tạo ra các giá trị cạnh tranh khác biệt.

Xem báo cáo tiếng Anh

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng

Rà soát hiệu quả hoạt động của chức năng kiểm soát tuân thủ

Chức năng kiểm soát tuân thủ, là tuyến thứ hai trong mô hình 3 tuyến, cần được trang bị đầy đủ quyền hạn và nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi kỳ vọng hoặc quyền hạn thường không được quy định rõ ràng và không phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 

Chúng tôi sẽ hỗ trợ các khách hàng đánh giá hoạt động thiết lập chức năng kiểm soát tuân thủ cũng như mô hình hoạt động của chức nằng này đảm bảo phù hợp với định hướng và nhu cầu của doanh nghiệp. Chúng tôi có thể hỗ trợ rà soát và đánh giá các nội dung sau:

  • Chiến lược tuân thủ và tác động đến các chức năng kinh doanh;
  • Vai trò, trách nhiệm và tính tự chủ của các phòng ban, chức năng trong mô hình ba tuyến;
  • Hiệu quả của các hoạt động kiểm soát tuân thủ và mức độ liên quan giữa các hoạt động này;
  • Áp dụng công nghệ và chuyển đổi số trong chuỗi hoạt động kiểm soát tuân thủ;
  • Yêu cầu về năng lực và giải pháp khuyến khích các hành vi phù hợp với chính sách và quy định của doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật

Chúng tôi hỗ trợ Quý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động rà soát tuân thủ pháp luật và tuân thủ trong doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể (như phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố - AML/CFT, tiêu chuẩn ISO, phòng chống tham nhũng) và thiết kế các giải pháp khắc phục.

Mô hình đánh giá rủi ro tuân thủ

Các doanh nghiệp cần nắm rõ và đánh giá nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan để có thể hoạt động kinh doanh bền vững. Doanh nghiệp sẽ phải xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo tuân thủ với các quy định và chuẩn mực có liên quan.

Chúng tôi hỗ trợ Quý doanh nghiệp trong việc xác định cách thức và quy trình nhận diện danh sách các quy định pháp lý và quy định tuân thủ, áp dụng cho doanh nghiệp, giám sát và báo cáo về việc đáp ứng tuân thủ đối với các quy định này. Mô hình đánh giá rủi ro tuân thủ của chúng tôi được thiết kế nhằm:

  • Đánh giá toàn bộ các rủi ro tuân thủ và rủi ro pháp lý;
  • Hoạt động như một trung tâm tiếp nhận và lưu trữ và là nguồn thông tin chính;
  • Sử dụng phương pháp dựa trên rủi ro để ưu tiên các quy định quan trọng nhất cho doanh nghiệp và xác định các phạm vi cần ưu tiên cần tập trung nguồn lực để rà soát;
  • Đưa các yêu cầu pháp lý và tuân thủ vào biểu mẫu (dashboard) báo cáo để đánh giá và theo dõi quản lý rủi ro tuân thủ.

Tư vấn tuân thủ với Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX)

Nắm bắt cơ hội để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và chất lượng tuân thủ

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh hiện tại và những thay đổi liên tục trong khuôn khổ hành lang pháp lý, các doanh nghiệp đang có ý định niêm yết hoặc vừa niêm yết thành công cần cập nhật và theo dõi thường xuyên các xu hướng mới có tác động đến yêu cầu và kỳ vọng của các nhà đầu tư. Bên cạnh kết quả kinh doanh và tình hình tài chính thì các yếu tố khác theo Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) như cách thức quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, và kiểm soát tuân thủ - đều có những tác động nhất định đến hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng đến quyết định của những nhà đầu tư tiềm năng.

Một trong những thách thức đầu tiên các doanh nghiệp cần vượt qua khi thực hiện tuân thủ Đạo luật SOX (hoặc các Đạo luật tương tự như J-SOX, K-SOX, C-SOX) đó là chuyển đổi từ môi trường kiểm soát còn sơ khai và tồn tại nhiều vấn đề hạn chế sang một môi trường kiểm soát có hệ thống và nghiêm ngặt hơn. Các Đạo luật SOX, J-SOX, K-SOX, hoặc C-SOX không chỉ đơn thuần là các quy định pháp lý của cơ quan quản lý, mà còn là một công cụ quan trọng giúp Ban Điều hành hệ thống hóa các quy trình kinh doanh và tạo ra các cơ chế hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chúng tôi có thể hỗ trợ Quý doanh nghiệp:

  • Xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo (được thiết kế phù hợp với nhu cầu và đặc thù của doanh nghiệp và tăng cường tương tác với các đối tượng tham gia), giúp cho các nhân viên hiểu rõ hơn về Đạo luật SOX và các yêu cầu có liên quan;
  • Thực hiện đánh giá rủi ro và xác định phạm vi/mức độ trọng yếu của các khoản mục trong báo cáo tài chính để áp dụng SOX;
  • Đánh giá mức độ sẵn sàng và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu trong Đạo luật SOX;
  • Soạn thảo các văn bản tài liệu cho các quy trình nghiệp vụ kinh doanh quan trọng (bao gồm tài liệu diễn giải, lưu đồ quy trình và ma trận rủi ro kiểm soát), xác định các kiểm soát trọng yếu, thực hiện kiểm thử một mẫu (walkthrough) và đánh giá hiệu quả về mặt thiết kế của các hoạt động kiểm soát, dựa trên các chuẩn mực kiểm toán theo PCAOB và khung kiểm soát nội bộ theo COSO;
  • Đánh giá hiệu quả về mặt tuân thủ của các hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp;
  • Nhận diện, đánh giá các vấn đề còn thiếu sót và đề xuất các khuyến nghị khắc phục và cải thiện.

Playback of this video is not currently available

1:40

Ứng dụng chuyển đổi số cho hoạt động tuân thủ SOX của PwC

Đổi mới chương trình tuân thủ hiện tại hướng đến tương lai

Hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp, hoạt động kiểm soát nội bộ theo SOX vẫn đang được thực hiện một cách thủ công., và đối với một số quy trình kinh doanh, các kiểm soát vẫn còn chưa thật sự hiệu quả và tốn kém chi phí lẫn nhân lực. PwC vẫn tiếp tục đầu tư nhiều vào hoạt động phát triển các công cụ, phương pháp luận và các ứng dụng, tài liệu để hỗ trợ chuyển đổi số các hoạt động kiểm soát theo SOX, xuyên suốt quá trình tuân thủ SOX từ giai đoạn xác định phạm vi cho đến giai đoạn báo cáo, được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia từ bộ phận Acceleration Centers của PwC toàn cầu. Thông qua các công cụ này sẽ giúp Quý doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực đáng kể khi thực hiện tuân thủ theo SOX.

Chính sách, quy trình và thủ tục

Chính sách, quy trình và thủ tục là một phần thiết yếu và quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Các tài liệu này cung cấp hướng dẫn chi tiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, trong đó đặt ra các hoạt động kiểm soát nội bộ, các yêu cầu và chuẩn mực cần thiết và xác định vai trò và trách nhiệm chính của từng nhân sự. 

Một hệ thống chính sách, quy trình và thủ tục hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và quy định, hoạt động bền vững và tạo ra lợi nhuận cũng như hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và hợp lý.

Các chuyên gia tại PwC có thể cung cấp các giải pháp, tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể, hỗ trợ Quý doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược nêu trên để có thể tạo ra các giá trị khác biệt.

improve business performance

Chúng tôi hỗ trợ khách hàng

Xây dựng khung quản trị để cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng các văn bản chính sách cho các phòng ban, chức năng, trong đó quy định cụ thể các chuẩn mực, quy định và quy tắc cho từng hoạt động nghiệp vụ kinh doanh.

Đề xuất các công cụ và nền tảng công nghệ hỗ trợ quản lý quy trình phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp và cung cấp hỗ trợ trong quá trình triển khai các công cụ và hệ thống này.

Xây dựng các lưu đồ quy trình kinh doanh và các tài liệu quy trình kinh doanh chuẩn (Standard Operating Procedure - SOP) để xác định các luồng công việc và vai trò trách nhiệm của các nhân sự tham gia vào quy trình hoạt động.

Đánh giá thực trạng của hệ thống chính sách và quy trình và soạn thảo báo cáo kết quả đánh giá cũng như đưa ra các khuyến nghị khắc phục và cải thiện.

Khuyến khích văn hóa phát triển liên tục thông qua việc thành lập chức năng quản lý quy trình trong doanh nghiệp và tổ chức đào tạo cho các bên có liên quan.

Lợi ích của giải pháp công nghệ GRC phù hợp với doanh nghiệp

Việc triển khai khung quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ phù hợp, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như của hoạt động quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Tìm hiểu thêm

improve business performance

Liên hệ

Xavier  Potier

Xavier Potier

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Quản lý rủi ro, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Phạm Hải Âu

Phạm Hải Âu

Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Quản lý rủi ro, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Kết nối với chúng tôi