Tiêu điểm Việt Nam

Thị trường mới nổi hàng đầu

Việt Nam đã vững vàng tiến bước trên con đường Đổi Mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay. Trong vòng hơn 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 6,6% hàng năm. Ấn phẩm này cung cấp một cái nhìn tổng quan về tương lai của Việt Nam, các ngành công nghiệp tiềm năng và những yếu tố mang lại thành công tại thị trường mới nổi mà được coi là ngôi sao sáng của châu Á này.

Việt Nam năm 2050

Trong báo cáo Thế giới năm 2050, chúng tôi dự kiến ​​đến năm 2050 Việt Nam có thể nằm trong Top 20 nền kinh tế trên thế giới và Top 10 châu Á. Mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình của Việt Nam có thể đạt 5,1% hàng năm trong khoảng từ năm 2016 đến năm 2050.

Trong tương lai, các động lực tăng trưởng sau đây sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư tại Việt Nam:

  • Sự tăng trưởng của lực lượng lao động trẻ: Lực lượng lao động có trình độ của Việt Nam đang gia tăng và hiện đang ở cấu trúc dân số tốt nhất, trong đó 45% dưới 30 tuổi.
  • Nền kinh tế cạnh tranh, không chỉ vì chi phí thấp: Nhìn chung, lực lượng lao động ở Việt Nam có chi phí cạnh tranh, có trình độ học vấn và tay nghề lại ngày một cao. Điều này khiến Việt Nam trở thành một cơ sở sản xuất lý tưởng cho các công ty đang có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi các nền kinh tế lớn hơn như Trung Quốc.
  • Chính phủ cam kết tăng trưởng: Việt Nam có môi trường chính trị xã hội ổn định. Do đó, những thay đổi trong chính sách kinh doanh và thương mại là có thể dự đoán được. Chính phủ cũng cam kết tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thành công tại Việt Nam

Để phát huy được lợi thế và tận dụng các cơ hội tại Việt Nam, các công ty nước ngoài phải đầu tư và phát triển các nguồn lực tại địa phương cũng như vượt qua những thách thức trong kinh doanh trước khi họ có thể đảm bảo một tương lai thành công tại Việt Nam.

Để thành công tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch và phát triển năng lực trên ba lĩnh vực:

  1. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách dành thời gian để hiểu người dân và thị trường địa phương
  2. Xây dựng lòng tin của các cổ đông bằng cách thể hiện cam kết đầu tư dài hạn vào Việt Nam
  3. Đầu tư cho nhân tài tại địa phương thông qua đào tạo và đặt niềm tin vào họ

Góc nhìn chuyên gia

Chúng tôi đã mời ông John Hawksworth – Chuyên gia Kinh tế Trưởng của PwC Anh Quốc và một số CEO của các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam chia sẻ nhận định về nền kinh tế Việt Nam - triển vọng, thách thức và chìa khóa thành công của họ.

Xem các phỏng vấn

Playback of this video is not currently available

Overview of Viet Nam by John Hawksworth, Chief Economist -

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Richard J. Irwin

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư Vấn Thuế và Luật, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Nguyễn Thành Trung

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Nguyễn Lương Hiền

Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn chiến lược - Tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Hide