Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu Việt Nam

Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu (tên tiếng Anh là Climate Finance Accelerator, viết tắt là CFA) là chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn cầu do chính phủ Vương Quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ trực tiếp các dự án khí hậu trong việc tiếp cận nguồn lực tài chính. CFA được triển khai ở chín quốc gia (gồm Nigeria, Colombia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Peru, Pakistan, Ai Cập, và Việt Nam) nhằm mục tiêu khuyến khích cung cấp dòng tài chính cần thiết để những quốc gia này thực hiện tham vọng giữ mức nóng lên toàn cầu dưới 1,5°C.


Công ty TNHH PwC (Việt Nam) là đơn vị đối tác thực hiện chương trình CFA tại Việt Nam. Đến với chương trình CFA, các đơn vị phát triển dự án sẽ nhận được hỗ trợ và huấn luyện, đào tạo bởi các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội. Ngoài ra, chương trình cũng tạo điều kiện học hỏi và chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, và các nhà hoạch định chính sách. Sau khi kết thúc giai đoạn đào tạo, chương trình CFA Việt Nam sẽ tổ chức các hội thảo dành cho các đơn vị phát triển dự án và các tổ chức tài chính địa điểm dự kiến tại Hà Nội. Đây là cơ hội để các đơn vị phát triển dự án gặp gỡ và tiếp xúc với các nhà đầu tư và trình bày dự án của mình.

Dự kiến, chương trình CFA tại Việt Nam sẽ lựa chọn 8 - 12 dự án được tham gia hoạt động đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, tiềm năng giảm nhẹ các vấn đề khí hậu, các vấn đề bình đẳng giới và hòa nhập xã hội. Mục tiêu của chương trình nhằm giúp các đơn vị phát triển dự án có đủ năng lực huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các lĩnh vực thuộc phạm vi hỗ trợ của chương trình CFA tại Việt Nam bao gồm (nhưng không giới hạn): Năng lượng tái tạo; Hiệu quả sử dụng năng lượng/tài nguyên; Phương tiện giao thông điện; Cấp nước; Xử lý nước thải; Quản lý chất thải; Sản xuất năng lượng từ rác thải; Sản xuất phát thải carbon thấp; Nông nghiệp xanh; Phi carbon hóa trong lĩnh vực xây dựng.

Theo dự kiến, chương trình CFA tại Việt Nam sẽ tổ chức một sự kiện tại Hà Nội vào mùa xuân năm 2023 nhằm kết nối các đơn vị phát triển dự án được lựa chọn với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các hiệp hội doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.

Về Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu Việt Nam

Chương trình CFA Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho dự án của quý vị

CFA là chương trình mang tính thực tiễn, hướng đến các kết quả cụ thể nhằm hỗ trợ các dự án khí hậu cải thiện khả năng vay vốn và đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính.

Để có thể lập ra dự án với đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư cũng là một thách thức. Đặc biệt, những dự án carbon thấp vẫn được đánh giá có mức rủi ro cao do các công nghệ và mô hình kinh doanh còn mới, chưa được nhiều người biết đến và hiểu rõ. Các rào cản về mặt quy định và chính sách cũng tạo ra trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn ở quy mô lớn.

Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ nâng cao năng lực để giúp các dự án giảm nhẹ các vấn đề khí hậu tiếp cận các nguồn lực tài chính.

Xin lưu ý rằng chương trình CFA không cung cấp tài chính cho các dự án.


Hiện Chương trình đang nhận hồ sơ đăng ký tham gia của các dự án. Thời gian công bố các dự án được chọn dự kiến vào tháng 2 năm 2023.

Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào, hãy email cho chương trình tại đây

UK Goverment
CFA Climate Finance Accelerator

Playback of this video is not currently available

1:09

Giới thiệu chương trình CFA Việt Nam

Xây dựng năng lực

Đơn vị phát triển dự án sẽ nắm bắt được những thông tin chuyên sâu giá trị và xây dựng năng lực để phát triển được các dự án hấp dẫn và sẵn sàng để gọi vốn. Khi tham gia hoạt động xây dựng năng lực, các đơn vị phát triển dự án sẽ được tìm hiểu và đối sánh với các dự án có khả năng vay vốn hoặc các dự án thành công, giúp các đơn vị này tự tin tiếp cận các tổ chức tài chính cũng như được đào tạo về cách cấu trúc tài chính cho dự án. Chương trình cũng thúc đẩy hoạt động chia sẻ các thông lệ tốt nhất giữa các quốc gia triển khai chương trình CFA.

Tiếp cận mạng lưới các nhà đầu tư

Chương trình CFA cung cấp cho các đơn vị phát triển dự án thêm nhiều cơ hội tiếp cận nguồn lực tài chính thông qua hình thức làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng. Qua các buổi làm việc, các đơn vị phát triển dự án sẽ nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư để từ đó xây dựng dự án cho phù hợp. Thông qua mạng lưới của chương trình CFA, các đơn vị phát triển dự án có cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư thương mại, cũng như các tổ chức cho vay ưu đãi trong và ngoài nước.

Cơ hội kết nối mạng lưới

Các đơn vị phát triển dự án sẽ có cơ hội mở rộng mạng lưới với các bên liên quan chính trong lĩnh vực tài chính khí hậu. Cụ thể, các bên liên quan này có thể là các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức tư nhân khác, cùng với nhóm các dự án đang đối mặt với những thách thức tương tự. Mạng lưới này sẽ mang lại cho các đơn vị phát triển dự án nhiều lợi ích lâu dài cùng các cơ hội trong lĩnh vực carbon thấp ở hiện tại và trong tương lai.

Đạt được các mục tiêu phát thải carbon thấp

Chương trình CFA hỗ trợ các dự án hình thành và quảng bá những tác động tích cực của mình. Với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực khí hậu, chuyên gia trong ngành và chuyên gia về tác động xã hội, chương trình CFA sẽ giúp các dự án đóng góp vào các mục tiêu khí hậu của quốc gia và địa phương, cũng như góp phần đạt được các lợi ích khác như giảm nghèo, tăng cường bình đẳng giới và hòa nhập xã hội, khắc phục tình trạng mất đa dạng sinh học.


Chi tiết đăng ký dự án

Các loại dự án mà chương trình hỗ trợ

Chương trình CFA hỗ trợ các dự án carbon thấp đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn tài chính.

Các dự án đăng ký đáp ứng các tiêu chí sau sẽ được ưu tiên tham gia chương trình CFA:

  • Dự án được thiết kế để đạt được các kết quả đo lường được về khí hậu, dựa trên lượng phát thải khí nhà kính trực tiếp cắt giảm được hoặc hỗ trợ cắt giảm được. 
  • Dự án có thể đến từ các công ty đang hoạt động tại Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp “xanh hóa” dây chuyền sản xuất và danh mục dự án, hoặc là các dự án carbon thấp mới, mang tính đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. 
  • Có nhu cầu huy động vốn từ 5 triệu USD trở lên. Các dự án có nhu cầu huy động vốn thấp hơn có thể được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Chương trình cũng khuyến khích sự tham gia của các quỹ hoặc các cấu trúc tương tự trong đó bao gồm nhiều dự án ở quy mô nhỏ hơn. 
  • Đã đạt đến (tối thiểu) giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
  • Có mô hình kinh doanh có thể tạo ra lợi nhuận khả thi về mặt thương mại trong dài hạn (có thể sẽ cần đáp ứng từ đầu một số yếu tố theo cơ chế vay ưu đãi). 
  • Chương trình đặc biệt khuyến khích những dự án có thể chứng minh được các tác động xã hội tích cực cũng như các đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội. 
  • Các lĩnh vực thuộc phạm vi hỗ trợ của chương trình CFA bao gồm (nhưng không giới hạn): Năng lượng tái tạo (ưu tiên cho các dự án tập trung vào Giải pháp lưu trữ năng lượng, chuyển đổi năng lượng, các giải pháp lập kế hoạch vận hành và loại bỏ dần việc sử dụng than đá, v.v.); Hiệu quả sử dụng năng lượng/tài nguyên; Phương tiện giao thông điện (bao gồm nhưng không giới hạn ở xe buýt điện, ô tô điện, xe máy/ xe đạp điện, sản xuất và lắp ráp pin xe điện và hạ tầng sạc điện); Cấp nước; Xử lý nước thải; Quản lý chất thải; Sản xuất năng lượng từ rác thải; Sản xuất phát thải carbon thấp (bao gồm nhưng không giới hạn ở lĩnh vực tiết kiệm nước, tái chế nước, xanh hóa chuỗi cung ứng và hoạt động logistics); Nông nghiệp xanh (xanh hóa chuỗi giá trị, các giải pháp công nghệ nông nghiệp và ứng dụng số hóa thông minh); Phi carbon hóa trong lĩnh vực xây dựng. 
  • Ngôn ngữ sử dụng trong đề xuất dự án: tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt. Chương trình đặc biệt khuyến khích hồ sơ đăng ký bằng tiếng Anh.

Để tìm hiểu thêm thông tin và đánh giá dự án có phù hợp với các tiêu chí của chương trình hay không, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây

 

CFA Türkiye

Các mốc thời gian quan trọng của chương trình CFA Việt Nam

15 tháng 12 năm 2022 9 tháng 1 năm 2023 15 tháng 1 năm 2023 Tháng 3 năm 2023 Tháng 4 năm 2023 Tháng 5 năm 2023
Ngày bắt đầu nhận hồ sơ đề xuất dự án

Ngày trao đổi thông tin trực tuyến cùng CFA

(3 - 5pm)

Đăng ký tham dự

Ngày kết thúc nhận hồ sơ đề xuất dự án Công bố các dự án được chọn Thời gian diễn ra hoạt động xây dựng năng lực cho các dự án được chọn Sự kiện hội thảo của chương trình CFA Việt Nam

*Các ngày dự kiến của chương trình có thể thay đổi.


Cách thức chương trình CFA hợp tác với các nhà đầu tư:

Chúng ta đang bước vào thập kỷ trọng điểm hành động vì khí hậu, vì thế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng và triển khai các dự án carbon thấp để đạt được các cam kết khí hậu mà các quốc gia đã đề ra.

Có nhiều yếu tố tác động đến dòng vốn tài chính khí hậu, trong đó yếu tố đặc biệt quan trọng chính là nguồn các dự án hiệu quả và khả thi, đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này. Các tổ chức tài chính vẫn chưa thật sự quan tâm và có kinh nghiệm đầu tư vào các dự án carbon thấp ở những thị trường này, do đó, khẩu vị rủi ro hoặc mức độ sẵn sàng đầu tư còn thấp đối với các dự án này.

Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu (CFA) được thiết kế nhằm hỗ trợ các đơn vị phát triển dự án và các tổ chức tài chính có cơ hội làm việc cùng nhau để đầu tư vào các dự án carbon thấp.

The Climate Finance Accelerator (CFA)

Lợi ích mà các tổ chức tài chính sẽ nhận được khi tham gia chương trình CFA:

Tiếp cận được nguồn dự án carbon thấp

Chương trình CFA mang lại cho các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế cơ hội tiếp cận và tương tác chặt chẽ với nguồn dự án carbon thấp, đáng tin cậy, có thể tạo ra lợi nhuận. Các dự án nhận được sự hỗ trợ của chương trình CFA đều có tính bền vững về mặt xã hội và môi trường, đóng góp vào sự phát triển bền vững và hòa nhập.

Chia sẻ các thông lệ tốt nhất và xây dựng năng lực

Khi tham gia chương trình CFA, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế sẽ có cơ hội tìm hiểu tường tận về các cơ chế tài chính thay thế, đơn cử như phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo để cấp tài chính hỗn hợp và tài chính xanh, cũng như có hiểu biết sâu sắc hơn về vị thế của các dự án xuyên suốt “chuỗi cung ứng tài chính khí hậu” - từ bước khởi tạo dự án, phát triển, cấp vốn và tái cấp vốn.

Tăng cường mạng lưới các bên liên quan

Chương trình CFA sẽ thúc đẩy các tổ chức tài chính trong nước nâng cao uy tín và vị thế để mở rộng mạng lưới của mình. Chương trình CFA mang đến cơ hội cho các tổ chức tài chính, các đơn vị phát triển dự án, các đại diện chính phủ ở cấp trung ương và địa phương, các ngân hàng và cơ quan trong nước và quốc tế trong việc tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này. Mạng lưới này sẽ mang lại cho các đơn vị phát triển dự án nhiều lợi ích lâu dài đến từ các cơ hội trong lĩnh vực carbon thấp trong hiện tại và tương lai.

Chia sẻ kiến thức và kỹ năng

Các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế tại Việt Nam có thể chia sẻ kiến thức và kỹ năng với các đơn vị phát triển dự án, nhằm hỗ trợ các đơn vị này xây dựng dự án có khả năng kêu gọi đầu tư tốt hơn. Hoạt động này cũng sẽ giúp các tổ chức tài chính nắm bắt được mức độ sẵn sàng của dự án.

Các dự án đầu tiên tham gia chương trình CFA Việt Nam

Sản xuất khí sinh học từ rơm thông qua hệ thống ủ khô. Quá trình sản xuất khí sinh học có thể tạo ra năng lượng và bùn thải chất lượng tốt có thể sử dụng làm phân bón.

công ty công nghệ cao cung cấp các giải pháp tự động hóa trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp. CAS có hai dự án nông nghiệp thông minh tham gia CFA Việt Nam. Dự án thứ nhất là Canh tác tuần hoàn trên mái nhà, tập trung vào việc phát triển và triển khai các giải pháp tiên tiến cho hoạt động canh tác trên mái nhà, các căn hộ đô thị và không gian xây dựng để thúc đẩy phát triển các khu vực xanh có năng suất cao ở các trung tâm đô thị lớn. Bên cạnh đó, CAS cũng thực hiện Dự án Trang trại điện mặt trời-nông nghiệp tuần hoàn, tập trung vào việc triển khai các nhà kính công nghệ cao sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời và chất thải sinh học ở các vùng nông thôn.

Hãng xe mô tô điện nội địa đầu tiên của Việt Nam. Với sứ mệnh thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi phương tiện giao thông xanh tại Việt Nam, dự án của Dat Bike hướng đến sản xuất xe mô tô điện hiện đại, công nghệ cao cho thị trường đại chúng và phát triển cơ sở hạ tầng các trạm sạc pin bằng năng lượng mặt trời.

Công ty con của Khu công nghiệp Deep C - một khu công nghiệp sinh thái đầy tiềm năng tại Việt Nam. Deep C Green đang tìm cách mở rộng việc lắp đặt và vận hành các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của những đơn vị thuê địa điểm trong khu công nghiệp và thông qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải các-bon cho Khu công nghiệp Deep C.

Nhà cung cấp điện khí sinh học cho các trang trại chăn nuôi. Với hệ thống máy phát điện chạy bằng khí sinh học, Egreen có thể giúp các trang trại cắt giảm lượng khí thải khí sinh học và giảm đáng kể chi phí điện năng.

Công ty quản lý chất thải công nghiệp theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn. Để tăng cường và mở rộng quy mô kinh doanh, Công ty Cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình đã thành lập thêm đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và kinh doanh chất thải, sản phẩm sau tái chế. Đây là dự án mở rộng từ giai đoạn 1 thành công của Công ty Cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình.

Hiện đang triển khai dự án tập trung xử lý, tái sử dụng tro bay từ nhiệt điện than để sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và các loại gạch không nung khác thay thế gạch đất sét nung truyền thống, góp phần vào công cuộc phi các-bon hóa ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam.

Một nhà sản xuất các sản phẩm từ tre như ván tre, tấm tre làm sàn và vật liệu xây dựng, than hoạt tính, nhiên liệu viên và hàng thủ công mỹ nghệ. Dự án này hợp tác với các đối tác lâm nghiệp để triển khai các biện pháp canh tác bền vững và nhằm mục đích tăng giá trị kinh tế của chuỗi giá trị tre ở Tây Nguyên.

Một nhà sản xuất Vanadium Flow Battery - VFB (pin Vanadium được lưu trữ bằng cách sử dụng chất lỏng để lưu trữ năng lượng pin) tích hợp quy mô lớn. Dự án là kế hoạch mở rộng của VRB Energy vào thị trường Việt Nam. Pin VRB sử dụng chất điện phân vanadium để lưu trữ năng lượng, từ đó thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.

< Back

< Back
[+] Read More

Các câu hỏi thường gặp

Chương trình CFA có cấp tài chính cho các dự án được chọn không?

Chương trình CFA không cung cấp hoặc đảm bảo tài chính cho các dự án. Chương trình chỉ tạo điều kiện cho các dự án tiếp cận các nhà đầu tư phù hợp, xây dựng năng lực và tạo cơ hội kết nối và gia tăng mức độ nhận diện cho các dự án, hướng đến đạt được các mục tiêu mà dự án carbon thấp đã đề ra.

Một đơn vị phát triển dự án có thể nộp đề xuất cho nhiều dự án không?

Chắc chắn có! Chương trình không giới hạn về số lượng các dự án nộp theo thư mời gửi đề xuất, với điều kiện là các dự án này đáp ứng các tiêu chí đã đề ra.

Các dự án được xây dựng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam có được đăng ký tham gia chương trình không?

Không, chương trình chỉ xem xét các dự án được hình thành tại Việt Nam. Dự án do các chi nhánh khác quản lý hoặc các dự án đối tác ở quốc gia khác có thể nộp đơn đăng ký tham gia chương trình, miễn là các dự án này được triển khai tại Việt Nam.

Các dự án có liên quan đến đồng phát (điện nhiệt kết hợp) có được đăng ký tham gia không?

Có. Chương trình đặc biệt khuyến khích các dự án có liên quan đến vấn đề đồng phát đăng ký tham gia. Vui lòng cho biết cụ thể cách thức dự án giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Có thể thực hiện thay đổi hoặc chỉnh sửa sau khi đã nộp đề xuất dự án không?

Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu được tiếp nhận qua kênh trực tuyến, do đó, sẽ không thực hiện được bất kỳ thay đổi nào trên đề xuất sau khi đã nộp. Nếu cần thiết phải thay đổi hoặc chỉnh sửa đề xuất, đơn vị phải nộp một hồ sơ đăng ký mới và thông báo với chương trình qua email về đề xuất đăng ký chính thức.

Dự án có nhu cầu huy động vốn dưới 5 triệu USD có được đăng ký tham gia không?

Có, nếu quý vị tin rằng dự án của mình sẽ tạo ra các tác động tích cực đối với khí hậu tại Việt Nam. Chương trình sẽ xem xét các dự án có quy mô huy động vốn thấp hơn theo từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên, các dự án có nhu cầu huy động vốn từ 5 triệu USD trở lên sẽ được ưu tiên.

Những công cụ tài chính nào sẽ được sử dụng cho từng dự án?

Tùy thuộc vào dự án và các đặc điểm cụ thể của dự án, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư sẽ đề xuất các công cụ tài chính phù hợp. Có thể kể ra một số công cụ tài chính có thể áp dụng như trái phiếu xanh, cho vay, cổ phần, hợp tác công tư và các hình thức khác.

Chúng tôi có thể nộp đề xuất dự án vào bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký đúng không?

Đúng, tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích các đơn vị nộp đề xuất dự án càng sớm càng tốt vì chúng tôi sẽ xét duyệt đề xuất theo trình tự thời gian.

Required fields are marked with an asterisk(*)

By submitting your email address, you acknowledge that you have read the Privacy Statement and that you consent to our processing data in accordance with the Privacy Statement (including international transfers). If you change your mind at any time about wishing to receive the information from us, you can send us an email message using the Contact Us page.

Get in touch

Edward Clayton

Edward Clayton

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng, PwC Vietnam

Tel: +60 1 6672 3420

Abhinav Goyal

Abhinav Goyal

Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng, PwC Vietnam

Tel: +84 906 725 575

Giang Mỹ Hương

Giang Mỹ Hương

Trưởng phòng cao cấp, Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng, PwC Vietnam

Tel: +84 976 065 886

Nguyễn Thuỳ Linh

Nguyễn Thuỳ Linh

Chuyên viên, Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng, PwC Vietnam

Tel: +84 90 32 28 580

Hide