Hậu COVID-19: Chuỗi cung ứng cho tương lai

Ba chiến lược ứng phó với 10 thách thức từ chuỗi cung ứng và bên thứ ba

Tăng cường khả năng ứng phó khủng hoảng cho tương lai

Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã thực hiện tốt việc ngăn chặn đại dịch và mở cửa lại nền kinh tế. Hiện nay, đất nước đang dần chuyển giao từ giai đoạn ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi. Câu hỏi quan trọng dành cho doanh nghiệp Việt Nam lúc này là làm thế nào để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng trước những khủng hoảng trong tương lai. 

Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Quản điểm này cũng được đồng tình bởi các nhà lãnh đạo trên thế giới, ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Theo khảo sát, các nhà lãnh đạo đang có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn.

Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận thế giới đang dần thay đổi và hòa nhập vào nhịp điệu "bình thường mới". Vậy, doanh nghiệp của Quý vị đã tập trung vào các lĩnh vực quan trọng chưa?

Hậu COVID-19, Quý vị đang có kế hoạch thay đổi lĩnh vực nào trong chiến lược chuỗi cung ứng? Xin vui lòng chọn ba lĩnh vực cấp bách nhất.

Xác định và phát triển thêm nguồn cung thay thế
%
Muốn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của các nhà cung cấp hiện nay và trong tương lai
%
Thay đổi các điều khoản hợp đồng (Ví dụ: thay đổi điều khoản một cách linh hoạt và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các điểm yếu)
%
Áp dụng tự động hóa để cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình đưa ra quyết định
%
Sử dụng công cụ để hiểu rõ hơn yêu cầu của khách hàng (Ví dụ: thay đổi hỗn hợp dịch vụ, hiểu rõ hơn về lý do đặt hàng)
%
Nâng cao tính minh bạch của hệ thống nhà cung cấp (Ví dụ: cảnh báo rủi ro, phương pháp hoạch định theo kịch bản)
%
Cải thiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro (Ví dụ: bảo hiểm thiên tai, điều khoản bất khả kháng linh hoạt hơn)
%
Đa dạng họa địa điểm lắp ráp và / hoặc địa điểm cung cấp dịch vụ (Ví dụ: góp phần tuân thủ với pháp luật, rút ngắn thời gian cung cấp thành phẩm)
%
Nguồn: Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19, 04/05/2020
Số người tham dự khảo sát: 867

Các lĩnh vực cần doanh nghiệp tập trung hiện nay

Điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và các vấn đề của bên thứ ba để chuẩn bị tốt hơn cho các khủng hoảng trong tương lai

 

 

Gia tăng nhu cầu về nâng cao tính minh bạch qua tất cả các cấp của chuỗi cung ứng

Cần phải quản lý hậu cần một cách linh hoạt để đảm bảo phân bổ hợp lý năng suất phân phối toàn mạng lưới

Giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ bên thứ ba, đặc biệt là khi nguồn hàng dần cạn kiệt và nhu cầu tăng cao.

Lên kế hoạch cho tình trạng thiếu hụt lao động do không có sẵn nguồn nhân lực trọng yếu tại chỗ.

Khó khăn từ các nhà cung cấp có thể gia tăng áp lực hoặc gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Tăng cường rủi ro tấn công mạng phát sinh từ việc gia tăng sử dụng công nghệ

Không có bất cứ biện hộ nào cho việc lợi dụng COVID-19 để vi phạm quy định, pháp luật.

Giảm thiểu rò rỉ giá trị và tối ưu hóa ảnh hưởng của các chính sách cắt giảm chi phí

Đảm bảo cơ chế chặt chẽ để tăng khả năng đạt được kết quả công bằng và thỏa đáng khi khiếu nại xảy ra

Cân nhắc những tác động sâu xa về thuế khi đưa ra các quyết định về nguồn cung ứng

< Back

< Back
[+] Read More