Hoạt động trong thời kỳ đầy biến động

Những lĩnh vực chính doanh nghiệp cần xem xét nhằm hoạt động an toàn cùng COVID-19



Chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19


Vào ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP đề ra chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19. Vào ngày 7/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Để hỗ trợ thực hiện chính sách, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các cơ quan bảo hiểm tại TP.HCM và Hà Nội đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Đọc thêm bản tin PwC tại đây.


Phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ đầy biến động: Chuỗi podcast của PwC

Khi doanh nghiệp trải qua thời kỳ đầy biến động, phương pháp ứng phó của họ trong thời kỳ này có thể định hướng khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Trong mỗi tập podcast, chúng tôi sẽ thảo luận về những thách thức và cơ hội mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn ngày nay.


Nghe podcast

Lên kế hoạch xử lý khủng hoảng

Từ kinh nghiệm của chúng tôi, khả năng ứng phó vững vàng trước khủng hoảng là yếu tố cần thiết để đảm bảo việc quản lý tình huống hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa các tác động liên quan, đáp ứng các ưu tiên của chính phủ về bảo trì và bảo mật, cũng như đảm bảo tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia. Nhiều tổ chức đã có những kế hoạch này cho nơi làm việc và chuỗi cung ứng nhưng sự bùng phát của COVID-19 đã làm xuất hiện một số sai sót. Với những diễn biến khó lường của tình hình dịch bệnh, việc xem xét các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và ứng phó khủng hoảng là điều quan trọng, đồng thời cần chuẩn bị và đưa vào thử nghiệm các kịch bản khác nhau.

Truyền thông hiệu quả

Chúng tôi đã bắt đầu thấy các thông tin nhiều chiều về việc ngăn chặn sự lây lan của vi-rút trên các phương tiện truyền thông cũng như việc phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những người bị cho là đã nhiễm vi-rút đang trở thành các điểm tin nóng. Việc đưa thông tin truyền thông một cách chủ động cho tất cả các nhóm liên quan, dựa trên thông tin đúng sự thật, là điều cần thiết để quản lý nhận thức cộng đồng về tình hình dịch bệnh, giảm thiểu thông tin sai lệch và hoang mang dư luận, cũng như giảm những tác động bất lợi đến nền kinh tế và từng cá nhân.


Lực lượng lao động

Trong khi ưu tiên hàng đầu vẫn là sức khỏe của con người, chúng tôi cũng đang tiếp nhận thông tin về những thách thức khác liên quan tới lực lượng lao động. Các ví dụ bao gồm từ việc xác định mức thuế đối với những người di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác trong trường hợp khẩn cấp, tới việc các công ty đang phải lên kế hoạch tạm dừng dây chuyền sản xuất do các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng, kéo theo hệ lụy tiềm tàng về việc yêu cầu nhân viên tạm thời nghỉ việc.


Chuỗi cung ứng

Khi khách hàng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở các khu vực bị ảnh hưởng, có một nguy cơ nghiêm trọng là mức tồn kho giảm nhanh và các công ty phải tìm ra chiến lược để có nguồn cung ứng thay thế. Trong một số trường hợp, khách hàng đang có dấu hiệu yếu và các bên hữu quan (ví dụ: người cho vay) thì quan ngại về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai. Chúng tôi đang thảo luận về những tiềm năng khác nhau và tác động của chúng đối với doanh nghiệp, ví dụ như trường hợp lây truyền virus ở các lãnh thổ khác nhau.


Tập trung vào thông tin

Theo kinh nghiệm làm việc của chúng tôi với các tổ chức khi dịch bệnh Ebola và MERS bùng phát, việc thiếu hụt thông tin đầy đủ và chính xác đã ngăn cản các quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng liên quan đến việc tìm nguồn lực cần thiết để kiểm soát dịch bệnh và điều trị cho những người nhiễm bệnh. Nắm bắt thông tin chính xác và kiểm tra độ tin cậy của thông tin là rất quan trọng. Thông tin đáng tin cậy là nền tảng cho việc lên kế hoạch và ứng phó với khủng hoảng, giúp các tổ chức đưa ra các quyết định sáng suốt.


Tác động đối với doanh nghiệp

Các nhóm Xử lý và Ứng phó Khủng hoảng trong mạng lưới của  PwC đều có kinh nghiệm làm việc với các công ty, chính phủ, cơ quan quản lý, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế trên toàn thế giới; hỗ trợ họ chuẩn bị và ứng phó đối với hầu hết các đại dịch lớn, trong đó có Ebola, MERS, SARS, H1N1 (cúm lợn) và H5N1 (cúm gia cầm). Các lĩnh vực chính mà chúng tôi cung cấp bao gồm:

  • Phát triển và đánh giá kế hoạch ứng phó với khủng hoảng

  • Thiết kế và thực hiện truyền thông kịp thời, có mục tiêu

  • Quản lý, thu thập và xác định dữ liệu điều trị

Hãy liên lạc với chúng tôi nếu Quý vị cần thảo luận thêm về các tác động đối với doanh nghiệp.


Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Mai Viết Hùng Trân

Tổng Giám đốc, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Nguyễn Thành Trung

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Johnathan Ooi Siew Loke

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Hoạt động, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Hide