Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cuộc đua tái cân bằng

APEC 2023
  • 2023-11-16

Biến động kinh tế do lạm phát, khủng hoảng năng lượng và căng thẳng địa chính trị (cùng với các nguyên nhân khác) đã tạo ra một thực tế mới cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Giá cả có thể vẫn tiếp tục leo thang trong dài hạn, vì vậy nếu chỉ tập trung vào khả năng phục hồi và khả năng sinh lời ngắn hạn thì sẽ không còn mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuyển đổi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Hiếm khi trong lịch sử, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức như ở giai đoạn ba năm vừa qua. Mỗi thách thức đều mang tính phức tạp và đa chiều, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải kiểm soát chúng một cách hiệu quả.

Các CEO và đội ngũ lãnh đạo giờ đây nắm vai trò ngoại giao chiến lược để giải quyết các vấn đề địa kinh tế và quản lý khủng hoảng, ổn định tâm lý khách hàng trước sự gián đoạn nguồn cung, truyền bá mục đích hiệu quả để giữ chân nhân tài, thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các yếu tố ESG, hiểu biết về kỹ thuật số để thúc đẩy chuyển đổi và đồng thời, có khả năng chấp nhận rủi ro khi đổi mới mô hình kinh doanh.

Nếu chỉ tập trung vào khả năng phục hồi và khả năng sinh lời ngắn hạn thì sẽ không còn mang lại hiệu quả. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuyển đổi để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, bất chấp những diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Châu Á Thái Bình Dương đang vượt qua cơn bão. Trong thập kỷ tới, dự kiến rằng 70% tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ Châu Á Thái Bình Dương. Khu vực này dự kiến ​​sẽ có tổng chi tiêu tiêu dùng cao nhất vào năm 2030 và là nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.

Có ba vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi tái định vị chuỗi cung ứng cho mục tiêu tăng trưởng:

Chuỗi cung ứng không còn là mối lo ngại về hoạt động nữa. Đó là tài sản chiến lược giúp nắm giữ chìa khóa thành công trong thời kỳ biến động. 

Việc áp dụng công nghệ phải đồng bộ với chiến lược kinh doanh tổng thể để góp phần tăng trưởng dài hạn và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi chuỗi cung ứng tuyến tính của doanh nghiệp thành một hệ sinh thái số hóa là sẽ là một tiêu chuẩn vàng. 

Tính bền vững là yếu tố thúc đẩy giá trị, không phải chi phí. Việc áp dụng các nguyên tắc ESG vào hoạt động kinh doanh sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài trong một thế giới đang thay đổi. Các doanh nghiệp ngày càng được kỳ vọng sẽ hiểu rõ, tiến hành báo cáo và thực hiện các bước nhằm ngăn chặn các tác động thực tế và tiềm ẩn về nhân quyền cũng như các hành vi vi phạm chế độ nô lệ hiện đại trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

Playback of this video is not currently available

0:31

Những xung đột diễn ra trên toàn cầu chỉ đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng sau giai đoạn COVID-19, dẫn đến cuộc chạy đua tìm kiếm các nhà cung cấp, địa điểm và nhân tài - nêu bật nhu cầu cấp thiết về việc chuyển đổi chiến lược toàn diện hơn. Trước những thách thức này, Châu Á Thái Bình Dương vẫn có tiềm năng tăng trưởng. Các doanh nghiệp đã và đang tạo ra sự khác biệt để giành chiến thắng, đồng thời, sử dụng các công nghệ tiên tiến và tích hợp ESG để tăng lợi thế cạnh tranh. Tìm hiểu thêm về lộ trình thực tiễn mà các CEO có thể thực hiện để tái cân bằng cho mục đích tăng trưởng.

Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cuộc đua tái cân bằng

Tải báo cáo tại đây

Báo cáo Tiếng Anh (PDF of 10.43mb)

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Johnathan Ooi Siew Loke

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Hoạt động, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Nguyễn Lương Hiền

Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn chiến lược - Tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Hide