Hậu COVID-19: Tái định hình doanh nghiệp để phát triển bền vững

Chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí

Chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt

Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (ví dụ: chi phí thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc).

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.

Ba chiến lược chính góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển từ khủng hoảng

 

Xác định lại chi phí phù hợp với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:

  1. Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những gián đoạn nào trên thị trường đáng lưu ý? 
  2. Giải pháp giá trị nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19? 
  3. Đối với giải pháp giá trị đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  4. Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn? 

Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được những năng lực cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm gấp đôi ở những lĩnh vực mang lại lợi thế cạnh tranh này sẽ giúp doanh nghiệp vững tin và đủ lực để phát triển. 

Tinh gọn quy trình, từ đó tái đầu tư và phát triển

Làm việc cùng nhau để xác định các lĩnh vực đã hoàn toàn thay đổi và phương pháp doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó với những thay đổi đó. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải giải quyết các vấn đề trước mắt, trong khi luôn nhận thức rằng tương lai luôn biến động.

Các chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp của “hành động dứt khoát” (các hành động ít rủi ro nhưng hữu ích trong bất kì hoàn cảnh nào) và “đầu tư chiến lược”. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được kết quả xứng đáng đối với phương án mà doanh nghiệp đang đặt cược vào.

Các lĩnh vực đã thay đổi: 

  • Thương mại: Cùng với sự tăng tốc kỹ thuật số, dịch chuyển về nhu cầu có khả năng tác động đến thay đổi môi trường cạnh tranh
  • Vận hành: Khung hoảng nguồn cung cấp đã khiến trọng tâm thay đổi từ hiệu quả sang khả năng phục hồi và sự linh hoạt
  • Cho phép và tuân thủ: Các nhà lãnh đạo hiểu rõ những điều thực sự quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và làm thế nào mang lại kết quả tốt nhất
  • Chuỗi giá trị: Xem xét tiềm năng cho mô hình lực lượng lao động mới

Lãnh đạo với mục tiêu cụ thể, hướng tới tương lai doanh nghiệp phát triển bền vững

Cuộc khủng hoảng là thời điểm tinh thần mọi người cần liên tục được củng cố. Các lãnh đạo nên hành động để khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề chung một cách nhanh chóng. Sau đó phát triển những hành vi này thành phương thức vận hành mới và tuyên truyền rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết.

Có rất nhiều cách vận hành đã thay đổi do cuộc khủng hoảng, dưới đây là một số ví dụ nổi bật:

  • Trao quyền tự quyết cho các bộ phận để tự giải quyết vấn đề
  • Phối hợp vượt qua những hạn chế của hệ thống phân quyền và chức năng nhiệm vụ
  • Thể hiện sự đồng cảm, lòng biết ơn và giá trị của việc không ngừng học hỏi
  • Tự chịu trách nhiệm về các quyết định, và chấp nhận sự không hoàn hảo

Nhân viên có niềm tin vào triển vọng tương lai của doanh nghiệp và mong muốn được đóng góp, tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp cần thừa nhận rằng  nơi làm việc sẽ không trở lại như trước khi có cuộc khủng hoảng.

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Nguyễn Thành Trung

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Mai Viết Hùng Trân

Tổng Giám đốc, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Johnathan Ooi Siew Loke

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Hoạt động, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Hide