Tương lai của ASEAN – Thời khắc hành động

ASEAN – câu chuyện thành công độc đáo


Năm 2017 đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – đây là một thành tựu đáng kể vì trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, khu vực này thường xuyên ở trong tình trạng đói nghèo và xung đột. Từ khi thành lập, ASEAN không chỉ tăng gấp đôi thành viên mà còn thành công trong việc xử lý khủng hoảng tài chính năm 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009, trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới. Cùng với hành trình tăng trưởng đầy ấn tượng này, các nước ASEAN còn cân bằng được tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, giúp đưa hàng triệu người dân trong khu vực thoát khỏi nghèo đói.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng bền vững của ASEAN cũng gặp không ít thách thức như suy giảm kinh tế ngắn hạn, năng suất lao động còn yếu, dân số già hóa, sự phụ thuộc quá mức vào ngoại thương cũng như khoảng cách khá lớn về mặt cơ sở hạ tầng và thể chế quốc gia.

Nhằm vượt ra khỏi giai đoạn tăng trưởng thụ động và khai thác tiềm năng thật sự của các nước thành viên, các quốc gia ASEAN cần chuẩn bị các biện pháp chủ động hơn để tiếp tục thu hút đầu tư, xây dựng thể chế và phát triển con người cũng như năng lực công nghệ. Khu vực tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng thông qua hợp tác chặt chẽ với các chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

ASEAN's Timeline

Playback of this video is not currently available

Future of ASEAN: Medical devices

Dr. Zubin Daruwalla, Director and Healthcare Lead, Southeast Asia Consulting (SEAC), PwC Singapore interviews Myra Eskes, President & CEO of GE Healthcare ASEAN about the future of the medical devices industry in ASEAN.

Tiến sĩ Zubin Daruwalla, Giám đốc và Lãnh đạo ngành y tế, Dịch vụ Tư vấn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, công ty PwC Singapore phỏng vấn Myra Eskes, Chủ tịch và CEO của GE Healthcare ASEAN về tương lai của ngành thiết bị y tế tại ASEAN.

Thời khắc hành động

Tương lai của ASEAN – Thời khắc hành động cung cấp một cái nhìn tổng quan về chính sách mà các quốc gia ASEAN cần áp dụng để đảm bảo tăng trưởng liên tục. Nghiên cứu này cũng đưa ra một loạt các chiến lược đổi mới mà các công ty trong lĩnh vực sản xuất ô tô, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, lọc dầu, viễn thông và giao thông vận tải cần xây dựng và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng trong khu vực của mình.

Các chiến lược này có những nội dung tương đồng như:

  1. Chuyển đổi sang nội địa hóa sản xuất và xây dựng các trung tâm khu vực để phục vụ người tiêu dùng trong ASEAN (ví dụ: ngành sản xuất ô tô và sản xuất thiết bị y tế)
  2. Ứng dụng các năng lực kỹ thuật số để sản xuất và vận chuyển hàng hóa, phục vụ và giao tiếp với người tiêu dùng và doanh nghiệp (ví dụ: dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng và viễn thông)
  3. Xây dựng quan hệ đối tác và liên minh theo hướng hội nhập, đặc biệt là liên ngành và sử dụng các công nghệ mới (ví dụ Fintech – công nghệ tài chính) do các công ty đều đang cố gắng bắt nhịp với tốc độ tăng trưởng công nghệ và cạnh tranh, đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng mà vẫn tăng trưởng lợi nhuận (ví dụ: ngành lọc dầu và vận tải)

ASEAN có thể tự hào về những gì đã đạt được trong 50 năm qua nhưng giai đoạn tăng trưởng thụ động đã qua. Tăng trưởng toàn cầu đòi hỏi ASEAN phải khai thác được toàn bộ tiềm năng và làm chủ tương lai. Thời khắc hành động đã đến.

Kết nối với chúng tôi