Quản trị nguồn vốn tập trung: Xu hướng chiến lược cho các tập đoàn lớn tại Việt Nam

Treasury Management

Khi các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô và hoạt động phức tạp hơn, vai trò của chức năng Quản trị nguồn vốn đang được định nghĩa lại. Quản trị nguồn vốn Tập trung đang trở thành tiêu chuẩn mới – không chỉ để kiểm soát tài chính, mà còn là chìa khóa chiến lược giúp doanh nghiệp linh hoạt và bền vững trong môi trường cạnh tranh cao.

Điểm nhấn chính

  • Quản trị nguồn vốn tập trung giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền, kiểm soát rủi ro và sử dụng vốn hiệu quả trên toàn bộ hệ thống công ty, đặc biệt phù hợp với các tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên.
  • Mô hình phân tán hiện tại tạo ra sự trùng lặp, thiếu minh bạch và rủi ro tiềm ẩn – trở nên khó duy trì khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoặc tham gia vào thị trường quốc tế.
  • Khi có chiến lược rõ ràng, sự đồng thuận nội bộ và nền tảng công nghệ phù hợp, việc tập trung hóa nguồn vốn sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Tại sao Quản trị nguồn vốn Tập Trung lại trở thành chiến lược thiết yếu?

Trong quá khứ, hoạt động Quản trị nguồn vốn thường được triển khai riêng lẻ tại từng công ty con. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động trên nhiều tỉnh thành hoặc quốc gia, mô hình này bắt đầu bộc lộ hạn chế: thiếu tính đồng bộ, giảm khả năng kiểm soát và phản ứng chậm với biến động tài chính.

Việc tập trung hóa hoạt động nguồn vốn – bao gồm quản lý dòng tiền, rủi ro, huy động vốn và đầu tư – giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và tức thời về tình hình tài chính. Các hệ thống Quản trị nguồn vốn (TMS) hiện đại như C-Cash giúp tích hợp dữ liệu, tự động hóa báo cáo và nâng cao năng lực ra quyết định.

Đối với thị trường Việt Nam, sự chuyển dịch này ngày càng rõ nét dưới tác động của đầu tư nước ngoài, cải cách pháp lý và nhu cầu minh bạch hóa hoạt động tài chính. Đây không còn là xu hướng của các tập đoàn đa quốc gia mà đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp nội địa đang tăng trưởng nhanh chóng.

Mô hình phân tán: Rào cản cho hiệu quả tài chính

Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn vận hành hệ thống Quản trị nguồn vốn rời rạc, nơi từng công ty con tự quản lý dòng tiền và báo cáo tài chính. Điều này dẫn đến hàng loạt hệ quả:

  • Sự thiếu hiệu quả trong hoạt động – Trong các nền tảng phi tập trung, mỗi công ty con tự quản lý tài chính, dẫn đến các quy trình lặp đi lặp lại. Chẳng hạn, nếu một công ty toàn cầu có 10 công ty con, mỗi công ty con dành 50 giờ mỗi tháng cho việc dự báo dòng tiền, thì tổng cộng là 500 giờ, gây lãng phí khoảng 600 triệu VNĐ mỗi tháng, tương đương 7,2 tỷ VNĐ mỗi năm (với giả định mức phí 12 triệu VNĐ mỗi giờ).
  • Sự thiếu minh bạch trong thông tin – Các nền tảng phi tập trung tạo ra các dữ liệu phân mảnh, điều này gián tiếp giới hạn Ban lãnh đạo trong việc nắm bắt tình hình tổng thể. Ví dụ, nếu hai công ty con nắm giữ 360 tỷ VNĐ tiền mặt nhưng có 240 tỷ VNĐ nợ phải trả, thì Ban lãnh đạo có thể bỏ sót vấn đề thanh khoản tiềm ẩn và thu nhập từ lãi vay bị thất thoát từ việc quản lý dòng tiền tập trung.
  • Quản lý rủi ro không đồng nhất – Quản trị Phi tập trung dẫn đến các phương pháp đánh giá rủi ro khác nhau, làm tăng mức độ rủi ro tài chính tiềm ẩn. Nếu không có chiến lược phòng ngừa rủi ro thống nhất, một doanh nghiệp phải đối mặt với biến động về tỷ giá với khoản tiền 2,4 nghìn tỷ VNĐ, có thể chịu tổn thất lên đến 120 tỷ VNĐ từ các vị thế không được phòng ngừa.
  • Chi phí vận hành tăng cao – Việc duy trì nhiều chức năng Quản trị Nguồn vốn trên nhiều đơn vị làm tăng chi phí hoạt động. Nếu mỗi đơn vị chi 4,8 tỷ VNĐ mỗi năm cho các hoạt động Quản trị Nguồn vốn, năm đơn vị sẽ tiêu tốn tổng cộng 24 tỷ VNĐ mỗi năm. Việc tập trung hóa có thể giảm chi phí từ 30-50%, tiết kiệm từ 7,2 đến 12 tỷ VNĐ mỗi năm.

Lợi ích chiến lược của việc tập trung hóa

Các doanh nghiệp đã triển khai thành công mô hình quản trị nguồn vốn tập trung đều ghi nhận những cải thiện rõ rệt.

Dựa trên nghiên cứu và phân tích của chúng tôi, dưới đây là một số lợi ích đã được ghi nhận từ việc Quản trị nguồn vốn Tập trung tại các doanh nghiệp trên thế giới:

5-15%
10-30%
1-5%
20-50%
10-20%
Giảm thiểu nhu cầu vốn lưu động thông qua việc dự báo dòng tiền được cải thiện. Giảm thiểu lượng tiền mặt thặng dư nhờ các cải thiện về trạng thái tiền. Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tiền đến từ việc gia tăng thu nhập lãi từ tiền thặng dư. Giảm thiểu tổn thất do biến động tỷ giá nhờ các chiến lược phòng ngừa rủi ro cải thiện. Giảm chi phí vay bằng cách nâng cao hoạt động vay nợ và cải thiện xếp hạng tín dụng..

Doanh nghiệp nào nên cân nhắc áp dụng mô hình tập trung hóa?

Không phải doanh nghiệp nào cũng cần tập trung hóa ngay lập tức, nhưng một số yếu tố có thể là chỉ báo rõ ràng:

Tiêu chí Mô tả chi tiết

Sự phức tạp trong hoạt động

  • Các tập đoàn với từ 3 đến 5+ đơn vị kinh doanh hoặc công ty con trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau (ví dụ: sản xuất, dịch vụ) có thể bắt đầu đối mặt với sự kém hiệu quả trong vận hành, đòi hỏi sự tập trung hóa.

Tiêu chí doanh thu

  • Thông thường doanh nghiệp với doanh thu từ khoảng 1.000 tỷ VNĐ đến 3.000 tỷ VNĐ. Những công ty có doanh thu vượt quá 3.000 tỷ VNĐ thường ủng hộ việc xây dựng chức năng Quản trị Nguồn vốn Tập trung do sự phức tạp tăng cao.

Mức độ bao phủ

  • Các doanh nghiệp hoạt động tại 3 đến 10+ tỉnh thành trong Việt Nam hoặc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế có thể gặp phải các sự phức tạp, điều này có thể được giải quyết thông qua Quản trị Nguồn vốn tập trung.

Số lượng công ty liên quan

  • Các doanh nghiệp với 5+ công ty con hoặc công ty liên kết cần tập trung hóa để Quản lý Dòng tiền và Rủi ro một cách hiệu quả.

Khối lượng giao dịch

  • Các doanh nghiệp với quy mô xử lý từ 1.000 đến 5.000+ giao dịch mỗi tháng có thể hưởng lợi từ việc tập trung hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đây là những đặc điểm phổ biến của các doanh nghiệp đã thành công với mô hình tập trung hóa tại Việt Nam.

Lựa chọn mô hình phù hợp

Tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động, doanh nghiệp có thể chọn một trong ba mô hình sau:

Mô tả chung

Trung tâm Quản trị Nguồn vốn Toàn cầu (GTCs) tập trung hóa Quản trị Nguồn vốn cho các tập đoàn đa quốc gia, tinh gọn các chức năng Quản lý dòng tiền, Quản lý rủi ro, Huy động vốn và Đầu tư, đồng thời hợp nhất các vị thế tài chính và nâng cao khả năng đàm phán cũng như thực hiện các giao dịch Ngoại hối trên toàn bộ các công ty con toàn cầu.

Giá trị đem lại
  • Cải thiện khả năng hiển thị trạng thái tiền toàn cầu.
  • Nâng cao khả năng đàm phán với các định chế tài chính nhờ vào việc hợp nhất hoạt động quản trị.
  • Quản lý rủi ro được tối ưu thông qua các chính sách và quy trình được chuẩn hóa.
Ví dụ

Một tập đoàn như Unilever, hoạt động tại nhiều quốc gia, hưởng lợi từ GTC về việc tối ưu hóa dòng tiền và quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả trong các hoạt động toàn cầu đa dạng của mình.

Thực thi mô hình tập trung hóa: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Việc chuyển đổi sang mô hình quản trị nguồn vốn tập trung không thể thực hiện bằng một quyết định đơn lẻ – mà cần một lộ trình bài bản, gắn liền với thực tiễn hoạt động và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là bốn yếu tố nền tảng mà các doanh nghiệp thành công thường áp dụng.

Vượt qua các thách thức khi chuyển đổi

Giải quyết sự kháng cự với thay đổi

Nhân viên thường phản đối các hệ thống mới do lo ngại về điều chưa biết, nhưng điều này có thể được giải quyết bằng cách sớm thu hút các bên liên quan để thúc đẩy sự đồng thuận và gắn kết với mục tiêu. Truyền đạt rõ ràng các lợi ích - như cải thiện hiệu quả và giảm chi phí - kết hợp với đào tạo toàn diện giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và xây dựng sự tự tin vào hệ thống mới.

Xác định hướng đi dựa trên xu hướng toàn cầu và hoạt động hiện tại

Cân bằng các xu hướng quản trị toàn cầu với nhu cầu hoạt động hiện tại đòi hỏi sự hợp tác với các đội ngũ trong khu vực để hiểu rõ các thực tiễn và bối cảnh pháp lý. Các mô hình tập trung linh hoạt, tôn trọng sự khác biệt văn hóa và khu vực, giúp tổ chức điều chỉnh chiến lược toàn cầu phù hợp với yêu cầu tại địa phương.

Đảm bảo an ninh dữ liệu và tuân thủ

Quản lý dữ liệu tập trung đòi hỏi các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ như mã hóa và phát hiện xâm nhập để bảo vệ thông tin nhạy cảm. Cập nhật các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu và tuân thủ luật pháp địa phương đảm bảo sự tuân thủ và giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Trường hợp điển hình: Acme Corporation

Bối cảnh

Tập đoàn Acme, một công ty sản xuất đa quốc gia với hoạt động trải dài ở Bắc Mỹ và Châu Âu, trước đây vận hành Chức năng Quản trị Nguồn vốn một cách độc lập tại từng công ty con, điều này dẫn đến phân mảnh trong khả năng hiển thị dòng tiền, quy trình xử lý thanh toán kém hiệu quả, và tiềm ẩn rủi ro đáng kể trước các biến động tỷ giá hối đoái. Acme quyết định triển khai Hệ thống Quản trị Nguồn vốn Tập trung trên toàn bộ các công ty con để tối ưu hóa dòng tiền, giảm chi phí giao dịch và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Kết luận

Quản trị nguồn vốn Tập trung không chỉ là một sáng kiến tài chính – đó là chiến lược để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực tài chính, kiểm soát rủi ro và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Điều này giúp các chuyên gia Quản trị nguồn vốn chuyển từ quản lý thụ động sang lãnh đạo chiến lược, đồng thời thúc đẩy đổi mới và cải thiện hiệu suất toàn doanh nghiệp. Với sự phức tạp ngày càng gia tăng trong hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, câu hỏi không phải là liệu có nên tập trung hóa, mà là thời điểm nào nên bắt đầu thực hiện việc này.

Tác giả

Mohammad Mudasser
Mohammad Mudasser

Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn thương vụ - Chuyển đổi, PwC Việt Nam

Lưu Chí Nhân
Lưu Chí Nhân

Trưởng phòng, Quản lý vốn lưu động, PwC Việt Nam

We unite expertise and tech so you can outthink, outpace and outperform
See how
Kết nối với chúng tôi