Kết quả Việt Nam

Khảo sát về lực lượng lao động châu Á - Thái Bình Dương năm 2023

workforce report pwc vietnam
  • July 05, 2023

Khảo sát về lực lượng lao động châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 của PwC tổng hợp quan điểm của 19.500 người lao động trong khu vực, trong đó có 1.000 người lao động đến từ Việt Nam. Kết quả khảo sát đã mang đến những thông tin quan trọng về sự sẵn sàng của người lao động đối với công việc trong tương lai, cũng như những thách thức kinh tế và bất ổn mà doanh nghiệp và người lao động phải đối mặt.

Chúng tôi đã nghiên cứu sâu về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến môi trường làm việc, bao gồm khả năng hoạt động của doanh nghiệp, hành động vì khí hậu, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc, công nghệ mới nổi và môi trường làm việc. Những thông tin đã thu thập mang ý nghĩa đặc biệt về nhận thức và thái độ của người lao động. Các kết quả khảo sát này sẽ rất có giá trị đối với các nhà tuyển dụng và những người đang muốn hiểu rõ hơn về động lực của lực lượng lao động Việt Nam trong bối cảnh rộng lớn của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tải kết quả khảo sát Việt Nam

Người Việt Nam tham gia khảo sát

14%

Thế hệ Z

63%

Thế hệ Y
(Milennials)

20%

Thế hệ X

3%

Thế hệ
Baby Boomers

18%

Làm việc
trực tiếp
toàn thời gian

74%

Làm việc
hybrid

8%

Làm việc
từ xa
toàn thời gian

Kết quả khảo sát

Khả năng hoạt động

54% tin rằng tổ chức nơi họ đang làm việc sẽ tiếp tục hoạt động trong hơn 10 năm nữa (so với tỷ lệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 51%), trong đó Millennials là thế hệ lạc quan nhất (với 56%) và Gen Z là thế hệ ít lạc quan nhất (với 47%).

Hành động vì khí hậu

Người lao động ở Việt Nam có ý thức mạnh mẽ trong việc thúc đẩy bên sử dụng lao động thực hiện các hành động vì khí hậu. 55% cho rằng bên sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. (Châu Á Thái Bình Dương: 41%)

53% tin rằng công ty của họ đang thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ môi trường (so với tỷ lệ tại Châu Á Thái Bình Dương là 43%).

Kỹ năng nghề nghiệp

  • 61% tin rằng các kỹ năng cho công việc của họ sẽ thay đổi đáng kể trong 5 năm tới (Châu Á Thái Bình Dương: 44%).
  • 59% tin rằng tổ chức nơi họ đang làm việc sẽ cho họ các cơ hội để vận dụng các kỹ năng cần thiết nhất cho sự nghiệp của họ trong 5 năm tới (Châu Á Thái Bình Dương: 48%).

Người lao động cho rằng các kỹ năng về con người quan trọng hơn các kỹ năng về kỹ thuật hoặc kinh doanh, bao gồm khả năng thích ứng/ linh hoạt (70%), kỹ năng hợp tác (70%), tư duy phản biện (68%) và kỹ năng phân tích/dữ liệu (66%).

Cảm nhận của nhân viên

59% cảm thấy rất hài lòng hoặc tương đối hài lòng với công việc của họ (khá tương tự với dữ liệu tại Châu Á Thái Bình Dương là 57%).

Người lao động Việt Nam thường ít yêu cầu thăng chức (thấp hơn 4%) và thay đổi nơi làm việc (thấp hơn 8%) so với người lao động tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trong đó:

  • 63% khẳng định rằng họ có thể thực sự là chính mình tại nơi làm việc (Châu Á Thái Bình Dương: 52%) 

  • 58% nhận thấy cấp trên có cân nhắc đến quan điểm của họ khi ra quyết định (Châu Á Thái Bình Dương: 47%)

Công nghệ mới nổi

Người lao động tại Việt Nam rất lạc quan về những cơ hội và lợi ích mà Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ mang lại cho sự nghiệp của họ.

  • 60% nghĩ rằng AI sẽ hỗ trợ gia tăng năng suất/ hiệu quả trong công việc (Châu Á Thái Bình Dương: 41%)
  • 58% nghĩ rằng AI mang lại các cơ hội để học các kỹ năng mới có giá trị (Châu Á Thái Bình Dương: 34%)
  • 41% nghĩ rằng AI mang lại cơ hội việc làm mới cho họ (Châu Á Thái Bình Dương: 25%)
  • 38% tin rằng AI sẽ thúc đẩy họ học những kỹ năng mới mà họ chưa tự tin rằng mình có khả năng học (Châu Á Thái Bình Dương: 22%)
  • 57% nghĩ rằng các kỹ năng kỹ thuật số là quan trọng đối với sự nghiệp của họ (Châu Á Thái Bình Dương: 59%)

 

Môi trường làm việc

Sự công bằng

  • 62% cho rằng họ được cấp trên đối xử công bằng và bình đẳng (Châu Á Thái Bình Dương: 53%).

Văn hóa công sở

  • 32% cho rằng cấp trên của họ thường quá gắt gao đối với những sai sót không thiết yếu(Châu Á Thái Bình Dương: 31%)
  • 32% cho rằng họ được cấp trên khuyến khích thể hiện quan điểm và tranh luận(Châu Á Thái Bình Dương: 33%).

Động lực

  • 58% cảm thấy công việc của họ mang đến sự hài lòng(Châu Á Thái Bình Dương: 51%)

Nhận xét

  • 68% tích cực lắng nghe nhận xét và vận dụng để cải thiện hiệu suất làm việc (Châu Á Thái Bình Dương: 53%).
  • 66% đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng cho đồng nghiệp của họ để giúp cải thiện hiệu suất làm việc chung của nhóm (Châu Á Thái Bình Dương: 51%).

Tải khảo sát về lực lượng lao động châu Á - Thái Bình Dương năm 2023

(Kết quả Việt Nam)

PDF tiếng Anh (PDF of 322.37kb)
PDF tiếng Việt (PDF of 335.76kb)

Required fields are marked with an asterisk(*)

By submitting your email address, you acknowledge that you have read the Privacy Statement and that you consent to our processing data in accordance with the Privacy Statement (including international transfers). If you change your mind at any time about wishing to receive the information from us, you can send us an email message using the Contact Us page.

Contact us

Phan Thị Thùy Dương

Giám Đốc, Dịch vụ Pháp lý, PwC Vietnam

Tel: +84 28 3823 0796

Christopher Lee (Aik Sern)

Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn chuyển đổi nguồn nhân lực

Tel: +84 28 3823 0796

Hide