Báo động đỏ - Thời điểm hướng tới hành trình xanh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam trong ‘Cuộc đua tới Net Zero’

Asia Pacific's Time

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề cấp bách đối với nhân loại thế kỷ XXI và chúng ta đang trải qua thời kỳ mang tính quyết định. Tầm quan trọng của BĐKH đã được nhấn mạnh bởi sự hiện diện của 197 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26). Đây là bước tiến để các quốc gia cùng thống nhất phương pháp thúc đẩy tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu trên toàn cầu.

Những năm 2020 sẽ là giai đoạn then chốt trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải. Hãy ngừng trì hoãn, thời khắc hành động của các doanh nghiệp đã điểm.

Thời lượng 00:01:26

Báo động đỏ - Thời điểm hướng tới hành trình xanh

Năm 2020, tỷ lệ khử carbon tại Châu Á - Thái Bình Dương là 0,9% (dưới mức trung bình toàn cầu - 2,5%). Để đạt được mục tiêu 1.5°C và net zero, khu vực này cần khẩn trương đẩy nhanh quá trình khử carbon.

Điều này đòi hỏi một kế hoạch chuyển đổi Net Zero (không phát thải ròng) từ doanh nghiệp và chính phủ.

Tải ấn phẩm

Việt Nam: Các bước đầu tiên trong việc biến cam kết thành hành động

Quá trình chuyển đổi sang trạng thái trung tính carbon sẽ đòi hỏi sự chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế.

Ở góc độ quốc gia, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn về ứng phó với BĐKH tại COP26. Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết này sẽ phụ thuộc vào những hành động thiết thực và tiến trình chuyển đổi hệ thống.

Tải ấn phẩm

Chính phủ và doanh nghiệp cần phải hợp tác để thúc đẩy quá trình khử carbon ở tốc độ và quy mô cần thiết

Cuộc đua hướng tới net zero vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sớm cam kết sẽ hưởng lợi thế người tiên phong, định vị thương hiệu trước xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ mới và thị trường mới.

Hội nghị COP26 đã nhấn mạnh, doanh nghiệp cần đồng hành cùng chính phủ để kiến tạo những sự thay đổi cần thiết về mặt biến đổi khí hậu.

Tải ấn phẩm

Trong hành trình này, sự chung tay phối hợp giữa chính phủ và các doanh nghiệp là vô cùng cấp thiết. Đã đến lúc Việt Nam cần ứng phó với BĐKH thông qua mối liên kết đối tác công - tư chặt chẽ để đưa quốc gia hướng tới mục tiêu Net Zero.

Theng Bee Han - Chủ tịch & Lãnh đạo dịch vụ ESG, PwC Việt Nam

Tái định hình hoạt động kinh doanh hướng đến net zero

Đây là cơ hội vàng cho tăng trưởng xanh. Doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội thúc đẩy chuyển đổi sang mục tiêu net zero. 

 

Thay đổi phải bắt đầu từ cấp cao nhất

Các nhà lãnh đạo cần minh bạch và rõ ràng đối với cam kết của tổ chức đối với mục tiêu net zero.

Chuyển đổi "xanh" toàn diện

 

Tập trung vào các lĩnh vực có tầm ảnh hưởng lớn:  Mô hình hoạt động, tái cân bằng chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực

 

Số liệu và sự minh bạch rất quan trọng

Thể hiện tiến độ và hiệu suất đối với các mục tiêu net zero đòi hỏi phương pháp tiếp cận toàn diện.

 

 

Huy động tài trợ chuyển đổi với mục tiêu net zero

Quan hệ hợp tác sáng tạo và bền vững giữa tất cả các bên liên quan với nguồn vốn đầu tư công và tư nhân là điều cần thiết.

 


Nguồn:
bp, World Bank, OECD, UNFCCC, dữ liệu và phân tích từ PwC

Notes:
GDP được tính dựa trên Sức mua tương đương (Purchasing power parity).

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Bee Han Theng

Chủ tịch, Lãnh đạo dịch vụ ESG, Phó Tổng Giám đốc - Dịch vụ Thị trường vốn & kiểm toán, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Nguyễn Hoàng Nam

Lãnh đạo Dịch vụ Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Kiểm toán, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Hide