Khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC năm 2017: Kết quả từ Việt Nam

Các kết quả nổi bật

Doanh thu năm 2018 có triển vọng tăng trưởng mạnh

Hầu hết các CEO tại Việt Nam (92%) lạc quan về sức tăng trưởng của doanh nghiệp trong 12 tháng tiếp theo, trong đó có 38% CEO cho biết họ “rất lạc quan”. Kết quả này tương tự với tỷ lệ trung bình trong khu vực APEC.

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của khu vực một cách mạnh mẽ. Cụ thể, Việt Nam đứng đầu trong Top 10 nền kinh tế APEC có tỷ lệ ròng cao nhất (47%) các doanh nghiệp gia tăng mức đầu tư xuyên biên giới trong vòng 12 tháng tới, vượt qua Trung Quốc, Indonesia và Mỹ. 

Điều kiện cho đổi mới sáng tạo đang được cải thiện

So với một năm trước, 36% các CEO Việt Nam hiện nay lạc quan hơn khi ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, chỉ khoảng 14% cho biết họ kém lạc quan hơn.

Một nền kinh tế trong nước đang mở rộng

36% các CEO đã lạc quan hơn so với năm ngoái về khả năng tăng biên lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh trong nước, trong khi 22% CEO lại kém tin tưởng hơn vào triển vọng này.

Thiếu hụt kỹ năng là mối quan tâm hàng đầu

26% các CEO tại Việt Nam hiện nay kém lạc quan hơn về khả năng đảm bảo được nguồn nhân lực lành nghề, chất lượng cao để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu. Trong khi đó, chỉ có 15% nói rằng họ lạc quan hơn.

Chuẩn bị nền tảng cho nhân sự tương lai

Xây dựng lực lượng lao động phù hợp với tương lai là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các CEO tại Việt Nam. Họ nhận thức được tầm quan trọng của việc thích ứng với thời đại công nghệ số và đang tiên phong dẫn đầu quá trình chuyển đổi nguồn nhân lực.

Các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam đang đầu tư vào tự động hoá và các hình thức trí tuệ nhân tạo như máy học (machine learning). Những hành động này nhằm xây dựng nguồn nhân lực tương lai với khả năng phân tích nhạy bén hơn, thông minh hơn, và giảm tập trung vào các công việc giản đơn.

“Chúng tôi phải hoạch định một kế hoạch để chuẩn bị đủ nguồn nhân lực nhằm thực hiện khởi nghiệp mới trong ngành nghề của mình và thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp kỹ thuật số 4.0. Đó là một trong những trăn trở của doanh nghiệp. Chúng tôi nghĩ rằng phải lôi kéo được đội ngũ và làm thật nhanh. Trong đó, yếu tố quyết định vẫn là nguồn nhân lực.”

Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

Thích ứng với tự động hóa

Các CEO Việt Nam tin rằng có thể làm được nhiều hơn nữa để giúp nhân lực trong khu vực APEC thích ứng với thời đại tự động hoá và tái cân bằng công việc. Kết quả khảo sát cho thấy các CEO Việt Nam đánh giá việc tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào đào tạo liên tục và hệ thống giáo dục là các biện pháp hiệu quả nhất, nhanh nhất để rèn luyện lực lượng lao động công nghệ cao. Tiếp theo đó là mở rộng các sáng kiến hợp tác công tư về đào tạo nguồn nhân lực.

“Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động nhờ vào cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, Việt Nam không nên chỉ là một công xưởng sản xuất hàng loạt các sản phẩm có giá trị thấp, mà nên đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng của người lao động để sản xuất các mặt hàng cao cấp.”

Ông Uday Shankar Sinha, Tổng Giám đốc Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam

Phỏng vấn các lãnh đạo

Lãnh đạo Chính phủ và một số doanh nghiệp tại Việt Nam chia sẻ góc nhìn về sự thay đổi của các hoạt động kinh doanh.

Kết nối với chúng tôi

Các trường dấu là bắt buộc(*)

Bằng cách đăng kí thông tin cá nhân của bạn, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng trang Liên hệ

Liên hệ

Đinh Thị Quỳnh Vân

Chủ tịch, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Hide